Thứ ba, 02/07/2024, 10:52

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có sao không? Điều cần biết

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực không ngừng nghỉ đã khiến nhiều người gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Đây không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn là biểu hiện căng thẳng tâm lý khó giải quyết.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có sao không?

Khi gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, đó có thể là biểu hiện của tình trạng mất ngủ. Mất ngủ không chỉ là việc khó đi vào giấc mà còn bao gồm giấc ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh giấc và khó ngủ lại sau khi thức giấc. 

Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể là biểu hiện của mất ngủ

Những người mắc chứng này thường có thời gian ngủ ngắn hơn so với mức trung bình của người cùng độ tuổi và khi tỉnh dậy cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu, tinh thần kém. Điều này làm giảm khả năng phản xạ, tư duy cũng như xử lý hoạt động, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Việc nhắm mắt nhưng không ngủ được thường xuyên không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa,.... Để bảo vệ sức khỏe, cần tìm ra và loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ mà không nên chủ quan trước biểu hiện này.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được - Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được không chỉ gây mệt mỏi và làm giảm hiệu suất công việc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, để tìm ra giải pháp phù hợp, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này, cụ thể:

  • Do không gian ngủ: Không gian ngủ không thoải mái, nhiệt độ không ổn định, ồn ào hoặc có ánh sáng mạnh có thể gây ra khó ngủ.

  • Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể làm giảm sự sản xuất melatonin, hormone giúp điều hòa giấc ngủ. Sử dụng chúng trước khi ngủ còn kích thích não bộ, khiến tâm trí khó thư giãn và đi vào giấc ngủ.

  • Ngủ trưa quá lâu: Ngủ trưa quá dài, đặc biệt là sau 3 giờ chiều, có thể làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể gây khó ngủ vào ban đêm, làm giảm chất lượng giấc ngủ chính. 

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống không điều độ, không có thời gian ngủ ổn định hoặc thiếu hoạt động thể chất làm rối loạn nhịp sinh học, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu. 

  • Lạm dụng chất kích thích: Cà phê và thuốc lá chứa caffeine và nicotine làm tăng nhịp tim gây khó ngủ. Mặt khác rượu thể giúp ngủ nhanh nhưng lại làm gián đoạn giấc ngủ sâu và gây thức giấc giữa đêm.

Ăn uống nhiều chất béo khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ
  • Ảnh hưởng tâm lý: Các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm và suy nhược thần kinh thường khiến tâm trí không ngừng hoạt động, gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. 

  • Vấn đề tuổi tác: Tuổi tác càng cao, cơ thể càng có xu hướng sản xuất ít melatonin hơn, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Người lớn tuổi cũng thường trải qua nhiều giai đoạn thức giấc trong đêm và có thời gian ngủ sâu ngắn hơn.

  • Do một số bệnh lý có sẵn: Các bệnh lý như đau mãn tính, viêm khớp và chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ. 

Ảnh hưởng của tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu mà còn gây hệ lụy đáng lo ngại về thể chất, tâm lý và tinh thần, cụ thể:

  • Mất ngủ làm gia tăng hormone ghrelin và leptin, làm cơ thể thèm ăn và dễ tăng cân, dẫn đến nguy cơ béo phì

  • Ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng phục hồi và tái tạo của da, khiến da kém đàn hồi, lão hóa nhanh, nổi mụn và nhiều nếp nhăn. 

  • Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc củng cố và xử lý thông tin trong não bộ cho nên thiếu ngủ có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và khả năng học tập

  • Thiếu ngủ làm giảm khả năng tập trung, khiến năng suất lao động giảm sút, dẫn đến hiệu quả công việc kém

  • Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ. Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề như đau đầu và căng thẳng kéo dài

  • Không ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu. Ngược lại, trầm cảm cũng làm gia tăng tình trạng mất ngủ, tạo nên vòng lặp tiêu cực.

  • Ngủ không đủ giấc làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh và hồi phục chậm hơn

  • Buồn ngủ do thiếu ngủ làm giảm sự tỉnh táo, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông và để lại những hậu quả nghiêm trọng khác

  • Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 do gây ra tình trạng kháng insulin.

Người bệnh không ngủ được kể cả khi nhắm mắt có thể gặp phải nhiều bệnh lý đáng lo ngại

Giải quyết vấn đề nhắm mắt nhưng không ngủ được

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là một tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện đại, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các biện pháp cụ thể giúp cải thiện giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý có thể khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, đặc biệt khi nguyên nhân gốc rễ của nó liên quan đến căng thẳng và lo âu. Các chuyên gia tâm lý sử dụng phương pháp này để giúp người bệnh nhận diện và đối phó với các vấn đề tâm lý gây cản trở giấc ngủ. Đồng thời khuyến khích bệnh nhân trò chuyện về cảm xúc và suy nghĩ của mình, từ đó giảm bớt áp lực tâm lý và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các chuyên gia thường áp dụng một số phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mà trong đó hiệu quả nhất là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Liệu pháp này giúp bệnh nhân thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi không lành mạnh liên quan đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, liệu pháp thư giãn và thiền định cũng được sử dụng để giảm căng thẳng và lo âu, tạo điều kiện tốt hơn cho giấc ngủ. Thông qua các buổi hỗ trợ trị liệu, người bệnh học cách quản lý căng thẳng, cải thiện thói quen ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Các vấn đề tâm lý của khách hàng được giải quyết dứt điểm dưới sự đồng hành của chuyên gia tại NHC Việt Nam

Với tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ ngày càng phổ biến thì sự xuất hiện của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam trở nên vô cùng cần thiết. Trung tâm không chỉ cung cấp các dịch vụ trị liệu chuyên nghiệp mà còn là nơi đáng tin cậy để khách hàng tìm kiếm sự hỗ trợ và hướng dẫn chuyên môn.

Trung tâm đã và đang không ngừng học hỏi cũng như nghiên cứu để phát triển, đồng thời tìm kiếm các phương pháp trị liệu mới và sáng tạo đột phá để liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ. Các liệu trình trị liệu tại Trung tâm được xây dựng dựa trên nghiên cứu bài bản và cơ sở khoa học vững chắc, cam kết mang lại hiệu quả cho khách hàng. Ngoài ra, NHC Việt Nam còn luôn nỗ lực để đề xuất các giải pháp hữu ích, giúp rút ngắn thời gian trị liệu so với các phương pháp hiện tại.

Chuyên gia, Couch Bùi Thị Hải Yến - người đứng đầu Trung tâm đã dành nhiều thời gian để tổng hợp, đánh giá và quy chuẩn các kiến thức, liệu pháp và giải pháp tâm lý nhằm đảm bảo mỗi liệu trình đều có hiệu quả. Điều này giúp Trung tâm kịp thời mang đến những giải pháp hỗ trợ trị liệu giúp khách hàng vượt qua tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được một cách hiệu quả nhất.

Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam cam kết tuân thủ các nguyên tắc như trị liệu 1:1, đồng hành cùng khách hàng trong và sau quá trình hỗ trợ trị liệu, bảo mật thông tin tuyệt đối. Ngoài các liệu trình cá nhân, Trung tâm cũng tổ chức các chương trình trị liệu nhóm và các hoạt động dã ngoại nhằm giúp khách hàng rèn luyện sức khỏe tinh thần toàn diện. Đây là cam kết đồng hành trọn đời của NHC Việt Nam với mỗi khách hàng.

Không chỉ dừng lại ở thời gian trực tiếp trị liệu tại Trung tâm, các Master Coach luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong suốt quá trình khắc phục tâm lý 24/7. Điều này nhấn mạnh sự quan tâm của NHC Việt Nam đối với việc cải thiện sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống của mỗi khách hàng khi đến đây.

Đội ngũ chuyên gia tại NHC Việt Nam luôn đồng hành cùng khách hàng suốt quá trình hỗ trợ trị liệu vấn đề tâm lý

Với cam kết luôn cải tiến và áp dụng những phương pháp tiên tiến nhất, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ không ngừng nỗ lực mang lại những giá trị ý nghĩa và giúp khách hàng cùng cộng đồng tạo dựng sức khỏe tinh thần, từ đó hướng đến cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

2. Cải thiện giấc ngủ bằng thuốc

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc ngủ nào, người bệnh đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác và an toàn, đặc biệt là với những người có tiền sử bệnh lý và sử dụng các loại thuốc khác. Dưới đây là một số loại thuốc ngủ phổ biến mà bác sĩ thường kê đơn:

  • Thuốc benzodiazepine 

  • Thuốc Z - drugs

  • Thuốc chống trầm cảm

  • Melatonin

3. Thay đổi thói quen sống

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh và áp lực cao đòi hỏi con người phải duy trì những thói quen lành mạnh để đảm bảo sức khỏe toàn diện và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.

Các bài tập vận động giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ vô cùng hiệu nghiệm
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày kể cả cuối tuần để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ

  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và tối với độ ẩm cùng ánh sáng phù hợp

  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ

  • Ăn uống cân bằng với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và hạn chế đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn trước khi đi ngủ

  • Tập luyện và thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để giúp thư giãn cơ thể và tâm trí

  • Học cách xử lý stress bằng các kỹ năng thư giãn như yoga, thở sâu, thiền định để giảm căng thẳng trước giờ ngủ

4. Áp dụng phương pháp hơi thở 4 - 7 - 8

Hãy thử áp dụng phương pháp hơi thở 4 - 7 - 8 như một kỹ năng thư giãn đầu óc hiệu quả trước khi đi ngủ. Phương pháp này giúp làm chậm nhịp tim và thư giãn cơ thể, đồng thời tập trung vào hơi thở để giải phóng tâm trí khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

Tâm trí trở nên thoải mái để tiến vào giấc ngủ sâu nhờ vào phương pháp hít thở 4 - 7- 8

Cách thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản, đó là hít vào trong 4 nhịp đếm, sau đó giữ hơi thở trong 7 nhịp và thở ra từ từ trong 8 nhịp. Quá trình này không chỉ giúp tâm trí được thư giãn mà còn cải thiện sự tập trung và chuẩn bị tâm lý cho một giấc ngủ ngon.

Việc nhắm mắt nhưng không ngủ được không còn là vấn đề cá nhân mà đã trở thành một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng. Do đó, giải quyết tình trạng này đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều phương pháp, thậm chí tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế. Thông qua nhận diện và khắc phục các yếu tố gây ra tình trạng này, mỗi cá nhân có thể tìm lại được những đêm ngon giấc và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 728 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây