Thứ ba, 02/07/2024, 10:23

Top 5 loại thuốc trị viêm tai giữa hiệu quả, được dùng phổ biến

Thuốc trị viêm tai giữa có công dụng điều trị viêm, giảm các triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng. Dựa trên nguyên nhân và triệu chứng, mỗi bệnh nhân sẽ có đơn thuốc điều trị khác nhau.
thuốc trị viêm tai giữa
Thuốc trị viêm tai giữa giúp trị nguyên nhân gây viêm và các triệu chứng

Danh sách 5 loại thuốc điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Viêm tai giữa là một tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm của khoang tai giữa. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. 

Hầu hết các trường hợp được chỉ định điều trị bằng thuốc và có đáp ứng tốt. Điều trị viêm tai giữa thường bao gồm các loại thuốc sau:

1. Thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh là phương pháp chính trong điều trị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn. Thuốc điều trị nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó giảm viêm nhiễm, giảm sưng và đau, cải thiện chức năng thoát dịch từ tai giữa và thúc đẩy quá trình hồi phục. 

Việc sử dụng kháng sinh hiệu quả cũng góp phần ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não hay nhiễm trùng huyết.

Tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn và vấn đề kháng thuốc. Điều trị đầy đủ và kịp thời giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh, đặc biệt là trong trường hợp viêm tai tái đi tái lại.

Những loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa gồm:

  • Kháng sinh Azithromycin, Augmentin và Cephalosporin thế hệ I, II và III
  • Kháng sinh tại chỗ (thuốc nhỏ tai) được dùng trong những trường hợp viêm tai giữa có kèm rách màng nhĩ. Loại thuốc này có thể giúp ống tai lành nhanh hơn.
  • Amoxicillin.
  • Amox-clav.
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh Azithromycin thường là lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm tai giữa

2. Thuốc giảm đau kháng viêm

Thuốc giảm đau - kháng viêm là loại thuốc trị viêm tai giữa thường được chỉ định. Trong đó Acetaminophen hoặc Ibuprofen được dùng để kiểm soát các triệu chứng đau và sốt, giảm sưng và viêm ở tai, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh. 

Ngoài ra việc dùng thuốc giảm đau cũng hỗ trợ các hoạt động hàng ngày bằng cách làm giảm cảm giác khó chịu, giúp người bệnh duy trì mức độ hoạt động bình thường trong khi phục hồi. 

Do không thể điều trị nguyên nhân gây bệnh, nên huốc giảm đau thường được dùng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như kháng sinh để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

3. Thuốc nhỏ tai chứa Corticosteroids

Dùng thuốc nhỏ tai chứa Corticosteroids là một phần quan trọng trong điều trị viêm tai giữa, đặc biệt là trong các trường hợp viêm nhiễm nhiều. 

Corticosteroids giúp giảm viêm bằng cách ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, làm giảm sưng và đau nhanh chóng. Việc sử dụng thuốc này có thể mang lại cảm giác nhẹ nhõm đáng kể cho người bệnh, cải thiện khả năng thoát dịch từ tai giữa, giảm áp lực và đau trong tai.

Ngoài ra việc dùng Corticosteroids cũng giúp cải thiện chức năng của ống Eustachian, phần nối giữa tai giữa và họng. Từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục tự nhiên của tai, ngăn ngừa sự tích tụ dịch và làm giảm nguy cơ tái phát của viêm tai.

Thuốc nhỏ tai chứa Corticosteroids
Thuốc nhỏ tai chứa Corticosteroids dùng trong các trường hợp viêm nhiễm nhiều

Lưu ý các thuốc trị viêm tai giữa có chứa Corticosteroids đều có khả năng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng quá liều dài ngày. Do đó bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng nhóm thuốc này.

4. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin không phổ biến trong điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên chúng có thể được sử dụng để kiểm soát một số triệu chứng liên quan. 

Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tác động của histamin, một hóa chất trong cơ thể gây ra phản ứng dị ứng và tăng tiết dịch. Điều này giúp giảm nghẹt mũi, tránh ảnh hưởng đến ống Eustachian, cải thiện dòng chảy dịch từ tai giữa, giảm áp lực và đau.

5. Thuốc Decongestants

Thuốc Decongestants hay còn gọi là thuốc giảm nghẹt, thường được sử dụng để giảm nghẹt mũi và tắc nghẽn ở các kênh liên quan đến hệ hô hấp trên. 

Trong trường hợp viêm tai giữa, Decongestants có thể giúp giảm sưng và làm thông thoáng ống Eustachian, giúp dịch tích tụ trong tai giữa dễ dàng thoát ra ngoài. Từ đó giảm áp lực và cảm giác đau.

Tuy nhiên sử dụng Decongestants trong điều trị viêm tai giữa cần cẩn trọng, đặc biệt là ở trẻ em, vì không phải lúc nào cũng có hiệu quả rõ ràng và có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như khó ngủ, đau đầu, hoặc tăng huyết áp ở người lớn. Do đó thuốc này chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ trong một số trường hợp cụ thể.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tai giữa

Luôn sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không tự ý ngưng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ, ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Đối với kháng sinh, việc tự ý ngưng dùng thuốc hoặc dùng quá liều có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tai giữa
Luôn sử dụng thuốc trị viêm tai giữa theo chỉ định của bác sĩ

Các lưu ý khác:

  • Hoàn thành liệu trình kháng sinh. Nếu được kê đơn kháng sinh, bạn cần uống hết liệu trình thuốc ngay cả khi triệu chứng đã cải thiện. Điều này giúp ngăn ngừa sự tái phát của nhiễm trùng và giảm nguy cơ kháng thuốc.
  • Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, phát ban và các vấn đề dị ứng. Nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ này hoặc các biểu hiện bất thường khác, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Khi sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm đau và hạ sốt, hãy chú ý không vượt quá liều lượng khuyến nghị để tránh gây hại cho gan hoặc dạ dày.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị. Nếu triệu chứng không cải thiện sau vài ngày điều trị, hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn, bạn cần liên hệ với bác sĩ để xem xét lại phương pháp điều trị.
  • Trong quá trình điều trị, hãy tránh những hoạt động có thể làm tăng áp lực lên tai, chẳng hạn như đi máy bay hoặc lặn. Đảm bảo vệ sinh tai sạch sẽ và khô ráo.
  • Nếu đang điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, cần đặc biệt chú ý theo dõi sát sao và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và uống đủ nước.

Thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa được cho là phương pháp điều trị chính. Ngoài ra còn có các thuốc giảm đau, kháng viêm… giúp giảm các triệu chứng. Việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng để không gây tác dụng phụ.

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 727 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây