Thứ năm, 04/07/2024, 12:49

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, biểu hiện, Phương pháp trị liệu

Bệnh trầm cảm không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nơi ở, nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, từ những người trẻ đến người lớn tuổi. Vì vậy, mọi người cần phải hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách can thiệp để đối phó với tình trạng này một cách hiệu quả.

Thực trạng bệnh trầm cảm đầy nhức nhối hiện nay

Bệnh trầm cảm là một tình trạng tâm lý mà người bệnh thường trải qua tâm trạng u sầu, mất hứng thú, sự vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là một cảm xúc tiêu cực thông thường mà là một trạng thái kéo dài và ảnh hưởng sâu sắc đến năng lượng, tư duy và hành vi của người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. WHO ước tính có khoảng 4,4% dân số thế giới mắc bệnh trầm cảm.

Bên cạnh đó, tỉ lệ gặp phải tình trạng rối loạn tâm thần trong đó có bệnh trầm cảm chiếm khoảng 300 triệu người trên thế giới.

bệnh trầm cảm
Thực trạng đáng báo động khi gia tăng số người trẻ mắc chứng trầm cảm

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tâm thần Trung ương (NCRT) năm 2018 cho thấy rằng khoảng 3,1% dân số Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Một số nghiên cứu khác cho biết sự gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở Việt Nam, đặc biệt trong các thành phố lớn và trong nhóm tuổi trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm không phải chỉ có một nguyên nhân duy nhất mà thường do kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể có thể gây ra bệnh trầm cảm:

  • Yếu tố di truyền: Mọi người có khả năng cao mắc bệnh trầm cảm nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh lý tương tự. 

  • Sự mất cân bằng bên trong não: Một số nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt các chất trung gian hóa học trong não như serotonin, dopamine và noradrenaline có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.

  • Căng thẳng và áp lực: Người bị căng thẳng, áp lực từ các mối quan hệ xung quanh, tài chính cũng dẫn đến tình trạng trầm cảm

  • Tổn thương tâm lý: Tổn thương tinh thần từ sự mất mát người thân, tại nạn trong quá khứ là yếu tố gây ra bệnh này.

  • Bệnh lý khác: Người bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

  • Sự cô đơn: Việc cảm thấy cô đơn và thiếu sự kết nối với mọi người dễ gây ra triệu chứng của vấn đề trầm cảm.

  • Sự thay đổi trong hormone: Phụ nữ ở các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, mãn kinh có sự biến đổi hormone có thể hình thành bệnh trầm cảm.

  • Lối sống không lành mạnh: Mọi người ít vận động, ăn uống thất thường và ngủ không đủ giấc làm cho bệnh trầm cảm dễ xuất hiện.

    benh tram cam 2
    Căng thẳng và mệt mỏi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe tinh thần

Biểu hiện của người mắc bệnh trầm cảm

Người mắc bệnh trầm cảm thường có một số biểu hiện cụ thể sau:

Tâm trạng u sầu và buồn bã

  • Cảm giác buồn không dứt.

  • Khóc nhiều hơn bình thường nhưng không rõ lý do.

Mất hứng thú hoặc sự vui vẻ

  • Giảm hứng thú hoặc không cảm thấy vui vẻ các hoạt động mà trước đây họ yêu thích.

  • Mất khả năng tận hưởng những trải nghiệm thú vị hoặc hạnh phúc.

Thay đổi trong trọng lượng và ăn uống

  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

  • Mất kiểm soát khi ăn uống, có thể dẫn đến thay đổi trong cân nặng.

Vấn đề với giấc ngủ

  • Khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ.

  • Thức dậy sớm, ngủ quá nhiều hoặc thường xuyên mơ thấy ác mộng.

Mệt mỏi và mất năng lượng

  • Cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng trong nhiều giờ đồng hồ.

  • Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Tư duy chậm trễ hoặc khó khăn trong quyết định

  • Tư duy chậm trễ, những suy nghĩ bị rối loạn lên.

  • Khó khăn trong việc tập trung, đưa ra quyết định và nhớ thông tin.

Tự trách bản thân và tự ti

  • Cảm giác bản thân vô giá trị.

  • Tự ti hoặc tự trách mình về mọi điều đã xảy ra.

Suy nghĩ tự sát hoặc ý định tự hại

  • Suy nghĩ về những trường hợp tự tử.

  • Thực hiện hành động có thể gây tổn thương cho bản thân.

    benh tram cam 3
    Người bệnh trầm cảm thường xuyên mất năng lượng

Hệ lụy nặng nề của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của người bệnh mà còn gây ra nhiều hệ lụy nặng nề, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Dưới đây là một số hệ lụy chính của bệnh trầm cảm:

Tình trạng sức khỏe của cơ thể:

Bệnh trầm cảm dẫn đến các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, giảm cân hoặc tăng cân không kiểm soát, đau nhức cơ bắp do căng thẳng hoặc cảm giác mệt mỏi liên tục.

Ngoài ra, người bệnh trầm cảm cũng mắc phải một số tình trạng nghiêm trọng bao gồm:  bệnh tim, tiểu đường, bệnh viêm khớp và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.

Mối quan hệ xã hội, gia đình:

Người bệnh cảm thấy bị cô lập, tách biệt với gia đình và bạn bè do có những dấu hiệu của trầm cảm.

Trong một số trường hợp, người thân và bạn bè thấy bất lực khi không biết cách giúp đỡ hoặc hỗ trợ người bệnh trầm cảm. Sự bất lực này dẫn đến căng thẳng và xung đột trong mối quan hệ.

Hiệu suất làm việc và sự nghiệp:

Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ, từ đó làm giảm hiệu suất làm việc của người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân thường mất hứng thú và thiếu sự tự tin có thể làm giảm khả năng tiến bộ trong học tập dẫn đến điểm số thấp.

Rủi ro tự tử và tổn thương:

Bệnh trầm cảm làm tăng nguy cơ tự tử và tổn thương bản thân, đặc biệt khi họ cảm thấy không kiểm soát được cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực của mình.

Người bệnh thường xuyên suy nghĩ về việc tự sát và tự làm tổn thương mình, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mà còn tác động đến mọi người trong gia đình và cộng đồng.

thuốc điều trị trầm cảm
Có thể sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân trầm cảm

Các cách can thiệp, trị liệu đối với bệnh trầm cảm

Tùy thuộc vào từng trường hợp, các phương pháp trị liệu có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp để tạo ra kế hoạch điều trị hiệu quả đối với bệnh trầm cảm.

Rèn luyện lối sống lành mạnh

Rèn luyện lối sống khỏe mạnh là một phương pháp quan trọng trong việc can thiệp đối với bệnh trầm cảm. 

Dưới đây là một số cách rèn luyện lối sống lành mạnh có thể giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh trầm cảm:

  • Người bệnh luyện tập thể chất thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường tiết serotonin trong não, góp phần giảm triệu chứng trầm cảm.

  • Bệnh nhân phải có chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng các chất kích thích như caffeine, rượu có thể giúp cải thiện tâm trạng và năng lượng.

  • Người bệnh trầm cảm nên thực hiện kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga và hít thở sâu để giảm căng thẳng và lo âu.

  • Gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội sẽ tạo cơ hội cho bệnh nhân xây dựng mối quan hệ tốt

  • Đặt ra mục tiêu cụ thể và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống có thể là cách  giúp người mắc bệnh trầm cảm lấy lại tinh thần.

  • Người bị ảnh hưởng hãy dành thời gian cho bản thân bằng cách làm những việc mình yêu thích như đọc sách, viết nhật ký, vẽ tranh.

Sử dụng thuốc

Biện pháp sử dụng thuốc cũng là cách can thiệp chính đối với bệnh trầm cảm. Thuốc thường được kê đơn để giảm triệu chứng như buồn bã, mất ngủ, mất hứng thú và mất năng lượng. 

Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm:

  • Thuốc Citalopram

  • Thuốc benzodiazepine

  • Thuốc kháng cholinergic

  • Thuốc venlafaxine (Effexor) và duloxetine (Cymbalta)

  • Thuốc phenelzine (Nardil) và tranylcypromine (Parnate).

  • Thuốc kết hợp: Một số người có thể được kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.

Tâm lý trị liệu

Can thiệp tâm lý trị liệu là một trong những cách áp dụng hiệu quả đối với người mắc bệnh trầm cảm. Phương pháp này cung cấp một môi trường an toàn để người bệnh có thể hiểu và giải quyết các vấn đề tâm lý mà họ đang phải đối mặt.

Những phương pháp tâm lý trị liệu hiệu quả được sử dụng trong trị liệu bệnh trầm cảm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Cách này tập trung vào việc thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi không lành mạnh giúp bệnh nhân bị trầm cảm nhận ra và thay đổi các suy nghĩ và hành vi đó.
  • Trị liệu tư duy nhận thức (MBCT): Biện pháp này kết hợp với phương pháp thuyền sẽ hỗ trợ bệnh nhân học cách chấp nhận và điều chỉnh những cảm xúc một cách hiệu quả.
  • Trị liệu tư duy hành vi (DBT): Người bệnh biết học cách kiểm soát cảm xúc thông qua phương pháp này, đồng thời góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp của họ.
  • Tham vấn tâm lý: Chuyên gia tâm lý sẽ thực hiện đánh giá kỹ lưỡng để xác định mức độ và loại bệnh trầm cảm mà bệnh nhân đang gặp phải. Điều này giúp xác định liệu pháp lý trị liệu cần thiết và các vấn đề cụ thể cần được giải quyết.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam có thể là nơi cung cấp các dịch vụ tham vấn tâm lý chuyên nghiệp cho khách hàng bị vấn đề về sức khỏe tâm lý, bao gồm bệnh trầm cảm.

benh tram cam 5
Chuyên gia tâm lý tại NHC trị liệu cho khách hàng mắc phải bệnh trầm cảm

NHC Việt Nam có đội ngũ các chuyên gia tâm lý có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và trị liệu. Họ có kiến thức sâu rộng về các phương pháp tham vấn và trị liệu tâm lý.

Tại đây, NHC cung cấp đa dạng các dịch vụ như tham vấn cá nhân, thăm dò tâm lý, trị liệu tâm lý cá nhân và gia đình. Ngoài ra, khách hàng có thể yên tâm trị liệu vấn đề sức khỏe tâm lý của mình trong một không gian sạch sẽ, thoải mái.

benh tram cam 6
NHC là một trong những trung tâm trị liệu tâm lý hàng đầu tại Việt Nam

Với những điểm mạnh này giúp Trung tâm NHC trở thành một địa chỉ tin cậy cho khách hàng tìm kiếm sự giúp đỡ và trị liệu tâm lý. Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy bệnh trầm cảm đang trở nên nặng nề hoặc khó khăn trong việc tự kiểm soát, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý tại NHC qua:

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHC VIỆT NAM:

Trong thời đại ngày nay, nơi căng thẳng và áp lực không ngừng gia tăng, hiểu biết về bệnh trầm cảm là một bước quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân và những người thân yêu.. Việc nhận biết sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời cho người bệnh sẽ mang lại niềm vui và sức khỏe tốt đẹp cho họ.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 744 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây