Thứ năm, 04/07/2024, 13:28

Stress trong công việc: Nguyên nhân, hệ quả và cách giải tỏa

Stress trong công việc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người đi làm cũng như hiệu quả việc làm hằng ngày. Do đó, mỗi người cần phải nhận thức được các nguyên nhân gây căng thẳng và tìm ra các cách để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Stress trong công việc là gì? Nguyên nhân do đâu?

Stress trong công việc là trạng thái căng thẳng, lo lắng cũng như mệt mỏi về mặt tinh thần và thể chất, xuất phát từ áp lực và những thách thức mà cá nhân phải đối mặt trong môi trường làm việc.

stress trong cong viec 1
Stress trong công việc có thể dẫn tới những lo lắng không mong muốn

Đây là một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và hiệu quả công việc của mỗi người. Các nguyên nhân phổ biến gây stress trong công việc bao gồm:

  • Những lo ngại về việc bị sa thải có thể tạo ra áp lực tinh thần, khiến người lao động cảm thấy lo lắng và không ổn định trong công việc hàng ngày
  • Việc phải thực hiện công việc của nhiều người do cắt giảm nhân sự trong một thời gian ngắn có thể gây ra căng thẳng và áp lực đối với cá nhân
  • Sự chênh lệch giữa mong đợi và hiệu suất thực tế có thể tạo ra áp lực không cần thiết và gây căng thẳng trong công việc
  • Sự kỳ vọng cao độ và áp lực phải hoàn thành công việc với hiệu suất tối đa mọi lúc có thể tạo ra stress liên tục
  • Thiếu kiểm soát về quy trình làm việc, không có sự tự chủ trong việc quản lý công việc cũng có thể gây ra căng thẳng và lo lắng trong tâm trí

Dấu hiệu thường thấy của stress trong công việc

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của stress trong công việc:

  • Có thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc chán nản mỗi khi đến nơi làm việc mà không rõ lý do
  • Mất hứng thú và động lực trong công việc 
  • Có cảm giác mệt mỏi và uể oải 
  • Lạm dụng rượu bia hoặc ma túy để tự an ủi
  • Không muốn giao tiếp với đồng nghiệp hoặc tránh xa các hoạt động xã hội
  • Gặp các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, buồn nôn hoặc tiêu chảy
  • Có triệu chứng căng cơ, đau đầu hoặc đau cơ bắp khác
  • Giảm khả năng tập trung trong công việc
stress trong cong viec 2
Người lao động giảm stress trong công việc bằng cách lạm dụng bia rượu 

Hệ quả khôn lường của stress trong công việc

Hệ quả của stress trong công việc rất đa dạng và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Stress trong công việc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, tăng huyết áp, vấn đề tiêu hóa, mất ngủ và suy giảm hệ miễn dịch. Những vấn đề này có thể dẫn đến sự suy yếu và giảm chất lượng cuộc sống.

Khi bị stress, khả năng tập trung và hoàn thành công việc có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc mất tập trung và thiếu hiệu quả có thể làm giảm sản xuất, tăng chi phí và làm mất cơ hội thăng tiến trong công việc.

Ngoài ra căng thẳng có thể dễ khiến người đi làm trở nên nổi nóng và khó chịu. Điều này có thể gây ra mâu thuẫn và xung đột trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, gia đình và bạn bè.

Stress kéo dài và không được xử lý có thể dẫn đến trầm cảm, một căn bệnh tâm lý nghiêm trọng. Trong tình trạng trầm cảm, người lao động có thể cảm thấy mất hứng thú và không cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống và thậm chí có suy nghĩ về tự tử.

stress trong cong viec 3
Stress trong công việc có thể gây ra đau đớn về thể xác và tinh thần cho người đi làm

Giải tỏa stress trong công việc như thế nào?

Việc đưa ra các cách giải tỏa stress trong công việc là vô cùng cần thiết để lấy lại tinh thần vui vẻ, lạc quan, sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn.

1. Trị liệu tâm lý

Áp dụng tâm lý trị liệu, đặc biệt là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), là một phương pháp hiệu quả để điều trị căng thẳng trong công việc cho người đi làm. Liệu pháp này giúp cá nhân nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực về công việc và các căng thẳng liên quan. Thay vì tưởng tượng tiêu cực và lo lắng về tương lai, CBT giúp mọi người nhìn nhận vấn đề lý trí hơn.

Các kỹ năng và chiến lược học được từ liệu pháp nhận thức hành vi có thể được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, giúp người đi làm tránh căng thẳng trong công việc và duy trì sự cân bằng cần thiết.

stress trong cong viec 4
Các phương pháp trị liệu tại NHC Việt Nam được thiết kế theo tình trạng căng thẳng của từng khách hàng

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cam kết đồng hành cùng khách hàng giải tỏa căng thẳng trong công việc một cách hiệu quả. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tại đây không chỉ mang lại các phương pháp trị liệu tiên tiến mà còn tạo điều kiện cho khách hàng có thể chia sẻ và thảo luận về những vấn đề đang gặp phải.

Với những cam kết và phương pháp trị liệu chuyên nghiệp, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam mong muốn mang lại sự thoải mái và cải thiện đáng kể, giúp khách hàng vượt qua căng thẳng trong công việc và tạo dựng sự cân bằng trong cuộc sống.

Trung tâm tập trung giúp khách hàng phục hồi tâm lý một cách tự nhiên bằng cách khám phá và hiểu rõ về nguyên nhân gốc rễ của căng thẳng. Thông qua các phương pháp trị liệu đa dạng như tư vấn cá nhân, tâm lý học và kỹ thuật thảo luận, khách hàng được khuyến khích thả lỏng, giải tỏa cảm xúc và tìm lại cân bằng bên trong.

Thông qua kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và sự đồng cảm, NHC Việt Nam giúp khách hàng nhận biết và thay đổi những suy nghĩ cùng hành vi tiêu cực, từ đó tăng cường khả năng đối phó căng thẳng trong công việc. Đồng thời, tại đây cũng tạo điều kiện để khách hàng phát triển các kỹ năng sống và làm việc tích cực, giúp bản thân đạt được trạng thái cân bằng trong cuộc sống.

Trung tâm NHC Việt Nam hướng dẫn tận tâm các kỹ thuật giúp khách hàng xây dựng các thói quen sống tích cực, từ việc quản lý thời gian đến việc chăm sóc bản thân và duy trì một lối sống lành mạnh. Thông qua đó, khách hàng có thể tăng cường năng lượng và tinh thần tích cực.

Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ khách hàng thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận về căng thẳng trong công việc bằng cách giải tỏa các định kiến và quan niệm tiêu cực. Thông qua việc tư vấn và hướng dẫn, khách hàng học cách nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác, giải phóng bản thân khỏi sự ràng buộc của suy nghĩ tiêu cực và định hình lại quan điểm tích cực về công việc cũng như cuộc sống.

stress trong cong viec 5
Căng thẳng trong công việc được giải tỏa thông qua trị liệu trò chuyện với chuyên gia tâm lý

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sứ mệnh không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam mong muốn đồng hành cùng khách hàng vượt qua mọi thách thức tâm lý và đạt được sức khỏe tinh thần tốt nhất. 

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

2. Tự quản lý căng thẳng

Một số biện pháp người lao động có thể tự thực hiện để giảm căng thẳng trong công việc cụ thể như:

  • Chia sẻ những khó khăn và lo lắng của bản thân với đồng nghiệp, cấp trên hoặc người thân
  • Dành thời gian cho bản thân, gia đình và các hoạt động ngoài công việc
  • Học cách quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc một cách khoa học
  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên
  • Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng thực tế cho bản thân trong công việc
  • Tránh sắp xếp quá nhiều công việc trong một ngày
  • Sắp xếp gọn gàng bàn làm việc 

3. Sự quản lý của công ty

Các biện pháp mà công ty có thể và nên thực hiện để đảm bảo nhân viên không phải chịu những căng thẳng không cần thiết bao gồm:

  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động
  • Đảm bảo mọi nhân viên đều được đào tạo đầy đủ và hiểu rõ về công việc của mình
  • Thừa nhận stress trong công việc là một vấn đề cần được giải quyết
  • Cho phép các cuộc thảo luận và khiếu nại tạo cơ hội để nhân viên nói lên ý kiến của mình về nhiệm vụ, triển vọng thăng tiến
  • Công ty cần có một đội ngũ quản lý nhân sự chuyên nghiệp, có kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến stress trong công việc.
  • Tổ chức lại công việc hoặc thuê thêm người làm để giảm bớt nhu cầu làm thêm giờ, giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân
  • Nếu cần thiết, công ty nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia y tế hoặc tâm lý để hỗ trợ nhân viên trong việc quản lý và giảm bớt căng thẳng.
stress trong cong viec 6
Công ty luôn cập nhật và cải tiến chính sách nhằm đảm bảo môi trường làm việc không căng thẳng cho nhân viên

4. Tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy bộ là các phương pháp cực kỳ hiệu quả để nâng cao tâm trạng tích cực và tăng cường năng lượng. Đây cũng là cách tuyệt vời để tăng khả năng tập trung và giảm căng thẳng cho cả tâm trí. 

Việc thực hiện hoạt động thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm căng thẳng tối đa. Đi dạo bên ngoài nơi làm việc cũng là một cách tốt để thư giãn, vì chuyển động cơ thể có thể giúp lấy lại cân bằng cho sức khỏe tổng thể và tinh thần.

5. Chế độ ăn uống hợp lý

Các bữa ăn nhỏ, thường xuyên và lành mạnh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, giữ cho cơ thể luôn đầy năng lượng, ngăn ngừa thay đổi tâm trạng. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít, vì điều này có thể làm thay đổi cảm xúc và suy giảm tập trung.

Ăn những loại thức ăn nhẹ chứa nhiều đường khiến căng thẳng trở nên tồi tệ hơn. Do đó nên hạn chế thức ăn có thể ảnh hưởng xấu đến tâm trạng như caffeine, chất béo chuyển hóa và thực phẩm chứa hàm lượng chất bảo quản hóa học cao. Đồng thời tăng cường axit béo Omega - 3 có thể giúp cải thiện tâm trạng như cá hồi, cá trích, rong biển, hạt lanh và quả óc chó.

stress trong cong viec 7
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp người lao động thoải mái tâm trạng hơn khi làm việc 

Ngoài ra nicotin có trong thuốc lá làm tăng cảm giác lo lắng cùng với rượu bia có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Vì vậy nên tránh lạm dụng chúng để tâm trạng được thoải mái hơn.

Nhiều người hiện nay đang phải đối mặt với stress trong công việc. Khi mỗi cá nhân biết cách giải tỏa stress cho bản thân sẽ tạo nên một môi trường làm việc vui vẻ, tích cực và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần và thể chất sẽ được cải thiện đáng kể, cũng như việc dễ dàng tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 744 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây