Thứ năm, 04/07/2024, 13:30

Stress (căng thẳng): Nguyên nhân, biểu hiện và cách giải quyết

Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp áp lực, căng thẳng và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời người bệnh thường sẽ có những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

 

Căng thẳng, stress là phản ứng của cơ thể khi gặp áp lực
Căng thẳng, stress là phản ứng của cơ thể khi gặp áp lực

Thực trạng stress trong cuộc sống hiện nay

Stress được hiểu nôm na là trạng thái thần kinh bị căng thẳng và áp lực bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau trong môi trường xung quanh. Khi bị stress cơ thể sẽ kích thích sản xuất các hoocmon như cortisol và adrenaline khiến cho chúng ta thở nhanh, tim đập mạnh và có những biến đổi bên trong tâm lý, cảm xúc, hành vi.

Stress được chia ra thành ba dạng bao gồm stress cấp tính, cấp tính kéo dài và mạn tính:

  • Stress cấp tính: Chúng xuất hiện khi bạn gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày và diễn ra trong một thời gian ngắn
  • Stress cấp tính kéo dài: Đây là một dạng của stress cấp tính và nó kéo dài tình trạng căng thẳng của người bệnh lên vài ngày.  
  • Stress mạn tính: Đây là loại stress kéo dài tình trạng căng thẳng của người bệnh lên nhiều tháng hoặc có thể là vài năm. Nó xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống như gia đình, công việc, học tập,...

Theo thống kê, tại Việt Nam dân số mắc các rối loạn tâm thần bắt nguồn từ stress chiếm 15%. Trong thực tế, con số này chưa phải là chính xác khi tình trạng này đang gia tăng qua từng năm.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã chỉ ra rằng stress và các vấn đề tâm lý liên quan đang trở nên phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở các thành thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Cảm xúc tiêu cực như lo lắng, căng thẳng và trầm cảm được cho là ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng

Nguyên nhân dẫn đến stress được các chuyên gia chia thành hai nhóm chính, việc tìm hiểu và phát hiện nguyên nhân gây ra căng thẳng giúp người bệnh tìm ra giải pháp và khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra Stress bắt nguồn từ bên trong cơ thể và bên ngoài xã hội
Nguyên nhân gây ra Stress bắt nguồn từ bên trong cơ thể và bên ngoài xã hội

Nguyên nhân bên trong: 

  • Sức khỏe: Người bệnh hay ốm đau hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo, rối loạn tâm thần có nguy cơ cao bị stress hơn những người bình thường. 
  • Tâm lý: Tâm lý người bệnh không ổn định, dễ bị kích động hoặc đặt kỳ vọng quá nhiều vào một sự việc không có thật,...
  • Cảm xúc: Người bệnh gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc, hành vi cá nhân hoặc mắc các rối loạn liên quan đến cảm xúc.
  • Hoài niệm quá khứ: Stress khiến con người luôn nhớ về những điều tốt đẹp xảy ra trong quá khứ.

Nguyên nhân bên ngoài:

  • Áp lực công việc: Công việc quá nhiều, môi trường làm việc căng thẳng.
  • Các mối quan hệ: Bất hoà với gia đình, bạn bè hoặc người bệnh tiếp xúc với các mối quan hệ tiêu cực.
  • Môi trường sống: Ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột: Thay đổi thời tiết đột ngột có thể gây stress vì ảnh hưởng đến tâm trạng, hoạt động hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.
  • Thay đổi môi trường sống: Khi chuyển đến một nơi mới, người bệnh phải thích nghi với môi trường, văn hóa và cách sống mới. Điều này có thể tạo ra một loạt các cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, cô đơn và bất ổn.
  • Vấn đề tài chính: Áp lực từ vấn đề tài chính như nợ nần, chi tiêu quá mức có thể làm con người căng thẳng. 
  • Lối sống không lành mạnh: Người bệnh không thích vận động, ngại giao tiếp và hay sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.

Biểu hiện của tình trạng căng thẳng (stress)

Biểu hiện của căng thẳng ở mỗi người là khác nhau nhưng có một số đặc điểm chung thường xuất hiện, bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng: Người bệnh cảm thấy căng thẳng, lo lắng, giận dữ.
  • Giấc ngủ: Khó khăn trong việc ngủ có thể là một dấu hiệu của căng thẳng.
  • Sức khoẻ: Đau đầu, đau cơ, đau lưng, hay các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng hoặc ợ nóng có thể xuất hiện ở người bị stress.
  • Cảm giác mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi dù không làm việc nhiều hoặc không có lý do rõ ràng.
  • Tinh thần: Suy giảm trí nhớ, mất tập trung trong công việc, học tập hoặc trong các hoạt động thường ngày.
  • Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Khi bị căng thẳng tuyến mô hôi sẽ tiết nhiều hơn ở các vùng như cánh tay, bàn tay, vùng kín, lưng,...
  • Chảy máu cam: Trong trường hợp nặng stress có thể khiến con người bị chảy máu cam thường xuyên.
  • Rụng tóc: Cơ thể phản ứng với căng thẳng bằng cách sản xuất các hormone như cortisol, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc và gây ra hiện tượng rụng tóc.

Hệ lụy nghiêm trọng của stress kéo dài

Nếu để tình trạng stress trở nên nghiêm trọng thì người bệnh có thể gặp những ảnh hưởng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Dưới đây là một số hệ luỵ phổ biến của stress:

Sức khỏe tinh thần:

  • Trầm cảm và các rối loạn khác: Người bị stress thường có những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, căng thẳng trong một thời gian dài, đây là một trong những yếu tố gây ra các vấn đề tâm thần như trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu,...
  • Căng thẳng liên tục: Stress có thể tạo ra cảm giác căng thẳng liên tục, gây ra mệt mỏi và khó chịu.
  • Giảm sự tập trung và khả năng ghi nhớ: Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc,học tập của của người bệnh.

Sức khỏe thể chất:

  • Vấn đề hô hấp: Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản.
  • Vấn đề tiêu hóa: Người bị căng thẳng trong thời gian dài có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
  • Vấn đề tim mạch: Stress khiến cho người bệnh dễ bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch khác
  • Sự suy giảm hệ miễn dịch: Căng thẳng kéo dài có thể làm người bệnh bị suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
  • Vô sinh: Stress kéo dài có thể làm quá trình điều tiết hormone testosterone bị ảnh hưởng, điều này làm quá trình sản xuất tinh trùng bị rối loạn. 

Mối quan hệ xã hội:

  • Dễ xung đột: Stress có thể khiến người bệnh dễ nổi nóng và gây ra xung đột trong các mối quan hệ xã hội.

Stress ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trí và các mối quan hệ xã hội  của người bệnh
Stress ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trí và các mối quan hệ xã hội  của người bệnh

Cách khắc phục căng thẳng stress hiệu quả nhất

Để khắc phục tình trạng căng thẳng, stress việc thực hiện các biện pháp tự chăm sóc và quản lý cảm xúc, tinh thần là vô cùng quan trọng. Trong một số trường hợp căng thẳng, stress đã chuyển qua giai đoạn trầm cảm thì bạn cần gặp chuyên gia càng sớm càng tốt.

1. Tự chữa lành

Stress, căng thẳng là vấn đề tâm lý bất cứ ai cũng phải trải qua. Quan trọng nhất là nếu bạn muốn kiểm soát và vượt qua nó thì bạn phải học cách tự chữa lành cho bản thân. 

Bạn có thể giải tỏa các cảm xúc tiêu cực bằng cách đi bộ, tập thể dục, yoga hoặc đạp xe đạp. Thể dục thể thao không chỉ hỗ trợ tăng cường sự dẻo dai, cải thiện sức khỏe mà còn giúp bạn học cách quản lý cảm xúc của bản thân.

Ngoài ra, hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hoặc đồ ăn nhanh. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được các vấn đề về sức khoẻ như béo phì, bệnh tim mạch,...

Thiền cũng là một cách giúp bạn tìm lại sự bình yên bên trong tâm trí, phương pháp này không chỉ giúp người bệnh loại bỏ được các cảm xúc tiêu cực mà còn làm dịu tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu. 

2. Tâm lý trị liệu

Trong trường hợp stress nặng người bệnh có thể sử dụng phương pháp tâm lý trị liệu để khắc phục tình trạng này. Mục đích của liệu pháp này là giúp người bệnh tìm lại bản thân thông qua việc tháo gỡ các vấn đề bên trong tâm trí.

Tâm trí trị liệu là liệu pháp an toàn trong việc giảm căng thẳng, stress cho người bệnh
Tâm trí trị liệu là liệu pháp an toàn trong việc giảm căng thẳng, stress cho nhiều người

Ngoài ra, sau quá trình trị liệu, khách hàng có thể tự tin áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để áp dụng vào việc quản lý cảm xúc, tâm trạng của bản thân, từ đó tránh được việc tái bệnh trở lại.

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC là địa chỉ can thiệp, khắc phục tình trạng stress uy tín tại Việt Nam. Trung tâm luôn tin rằng không có phương pháp nào an toàn và bền vững hơn liệu pháp can thiệp tự nhiên và đây cũng là lý tưởng và mục đích NHC hướng tới.

Khách hàng khi đến với Trung tâm sẽ được thăm khám và đưa ra liệu trình trị liệu dựa vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng và vấn đề gây nên stress của mỗi người.

Quá trình giúp khách hàng thoát khỏi stress được diễn ra trong vòng 6 buổi trị liệu, thời gian 2 giờ/ buổi trị liệu và sau khi kết thúc quá trình trị liệu trực tiếp, khách hàng sẽ tiếp tục được các chuyên gia thực hiện liệu pháp chữa lành từ xa trong vòng 12 ngày.

  • Buổi 1: Tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng stress của khách hàng thông qua kỹ thuật thôi miên kết hợp với thực tế ảo.
  • Buổi 2: Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc nhận thức vấn đề bản thân đang gặp phải từ đó hướng dẫn khách hàng điều chỉnh tư duy.
  • Ngày 3: Các chuyên gia sẽ giúp khách hàng giải tỏa cảm xúc và tái tạo ý chí tinh thần hiệu quả.
  • Ngày 4: Xây dựng lòng tin của mỗi người vào cuộc sống. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia các hoạt động để phát triển nguồn năng lượng tích cực bên trong tâm hồn.
  • Ngày 5: Các chuyên gia trò chuyện, gỡ bỏ những lo lắng, muộn phiền bên trong tâm hồn của khách hàng.
  • Ngày 6: Các chuyên gia tâm lý sẽ kích thích tiềm năng của khách hàng và đề xuất những gợi ý phù hợp giúp khách hàng đưa ra lựa chọn trị liệu thích hợp nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.
Quá trình can thiệp giúp người bệnh giảm căng thẳng, stress tại NHC
Quá trình can thiệp giúp người bệnh giảm căng thẳng, stress tại NHC

Những người sau khi trị liệu stress và các vấn đề tâm lý tại NHC chia sẻ rằng họ cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn sau khi kết thúc liệu trình trị liệu. Hơn thế, khách hàng không còn gặp tác dụng phụ trong suốt quá trình can thiệp như những phương pháp khác.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Căng thẳng và stress trở thành một phần không thể tránh khỏi trong bối cảnh hiện nay. Việc hiểu và biết cách quản lý bệnh lý này sẽ giúp chúng ta tránh được những rủi ro và có được cuộc sống hạnh phúc. 

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 744 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây