Thứ năm, 04/07/2024, 13:31

Suy nghĩ quá nhiều (Overthinking): Ảnh hưởng và Giải pháp

Suy nghĩ quá nhiều có thể là một vấn đề gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Quan trọng là mỗi người tự biết cách duy trì cân bằng giữa suy nghĩ và thư giãn để giữ cho tinh thần cũng như sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Suy nghĩ quá nhiều (Overthinking) là gì? Nguyên nhân

Suy nghĩ quá nhiều (hay còn gọi là overthinking) là việc cá nhân liên tục lặp đi lặp lại cùng một suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà không thể tập trung vào việc giải quyết nó.

Nhiều người nhạy cảm không thể thoát ra khỏi mọi vấn đề vì suy nghĩ quá mức
Nhiều người nhạy cảm không thể thoát ra khỏi mọi vấn đề vì suy nghĩ quá mức

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy nghĩ quá nhiều, cụ thể như sau:

Yếu tố tính cách:

  • Những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những lời nói và hành động của người khác, dẫn đến việc suy nghĩ nhiều.
  • Người cầu toàn luôn mong muốn mọi thứ phải hoàn hảo, do đó bản thân thường lo rằng mình sẽ mắc sai lầm và suy nghĩ làm thế nào để mọi thứ được hoàn hảo nhất.
  • Kiểu người có xu hướng lo lắng thường dễ nghĩ ngợi quá mức về những điều không hay xảy ra cùng các tình huống tiêu cực khác.

Yếu tố xã hội:

  • Khi gặp áp lực từ công việc, người bệnh có thể khó tập trung và dễ dàng bị cám dỗ bởi những suy nghĩ tiêu cực.
  • Lo lắng về tiền bạc có thể khiến cá nhân suy nghĩ nhiều về cách kiếm tiền và giải quyết vấn đề tài chính
  • Mâu thuẫn trong các mối quan hệ ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn đến suy nghĩ quá nhiều về vấn đề trong một mối quan hệ

Yếu tố sức khỏe:

  • Mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khó kiểm soát cảm xúc và dễ suy nghĩ tiêu cực
  • Uống nhiều cà phê, rượu bia khiến cơ thể mất kiểm soát, trở nên lo lắng và khó ngủ, dẫn đến việc suy nghĩ nhiều

Vấn đề sức khỏe tâm thần:

  • Rối loạn lo âu khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi một cách quá mức dẫn đến tình trạng overthinking. 
  • Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần khiến người bệnh cảm thấy buồn bã, chán nản và mất hứng thú với mọi hoạt động dẫn đến suy nghĩ quá nhiều.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) làm cho bệnh nhân có những suy nghĩ và hành vi ám ảnh lặp đi lặp lại. 
Vấn đề sức khỏe tâm thần là nguyên nhân gây ra chứng overthinking
Vấn đề sức khỏe tâm thần là nguyên nhân gây ra chứng overthinking

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến việc suy nghĩ quá nhiều như:

  • Nếu cha mẹ có thói quen suy nghĩ quá nhiều, con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải vấn đề này.
  • Thanh thiếu niên và người trẻ tuổi có nguy cơ cao suy nghĩ quá nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác.
  • Phụ nữ cũng có nguy cơ cao suy nghĩ quá nhiều hơn so với nam giới.

Biểu hiện thường thấy của việc suy nghĩ quá nhiều

Suy nghĩ quá nhiều có thể biểu hiện qua nhiều hành vi và cảm xúc khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Thường không có khả năng suy nghĩ về bất cứ điều gì khác
  • Không thể thư giãn đầu óc
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, kiệt sức về mặt tinh thần
  • Cố gắng sửa chữa những thứ ngoài tầm kiểm soát
  • Luôn có nhiều suy nghĩ tiêu cực
  • Thường tái hiện lại một tình huống hoặc trải nghiệm trong tâm trí
  • Luôn có phương án, lựa chọn thứ hai về các quyết định quan trọng
  • Thường nghĩ đến mọi tình huống xấu nhất

Ảnh hưởng của việc suy nghĩ quá nhiều 

Có rất nhiều cách mà overthinking có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất của con người. Suy nghĩ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, nghiện chất kích thích cũng như trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng khi áp lực này kéo dài và tác động mạnh vào hệ thần kinh.

Ngoài ra, overthinking cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và làm việc hàng ngày. Nó khiến não bộ và hệ thần kinh hoạt động không hiệu quả, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, lo lắng và choáng ngợp. Những người chịu đựng nhiều suy nghĩ quá mức thường gặp khó khăn trong việc tập trung và giải quyết vấn đề. 

Đồng thời bản thân cũng có thể trải qua các vấn đề về sức khỏe vật lý như đau đầu, đau cơ và mất ngủ.

Suy nghĩ quá nhiều khiến mọi người khó tập trung việc học
Suy nghĩ quá nhiều khiến mọi người khó tập trung việc học

4 Cách thoát khỏi suy nghĩ quá nhiều dễ áp dụng

Những phương pháp dễ áp dụng sau đây có thể giúp mọi người thoát khỏi việc suy nghĩ quá nhiều một cách hiệu quả:

1. Đánh lạc hướng bản thân

Thay vì bị cuốn vào suy tư không ngừng, hãy tập trung vào việc "đánh trống lảng". Khi bản thân bận rộn làm một công việc khác như dọn dẹp nhà cửa hay nấu ăn, não bộ có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề một cách hiệu quả hơn. Đây không chỉ là cách giải quyết vấn đề mà còn giúp bản thân được nghỉ ngơi và có thời gian làm mới tâm trí.

2. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý

Nếu không thể thoát khỏi việc suy nghĩ quá nhiều, hãy cân nhắc việc nhờ sự trợ giúp của chuyên gia. Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể hướng dẫn những kỹ năng giúp ngừng ám ảnh, suy ngẫm và tập trung vào những điều không hữu ích. 

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một trong những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất cho vấn đề suy nghĩ quá nhiều. CBT tập trung vào việc xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực dẫn đến việc suy nghĩ quá nhiều. Liệu pháp này cũng giúp người bệnh nhận thức được suy nghĩ sai lệch của bản thân, từ đó thay đổi chúng theo hướng tích cực và thực tế hơn. 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là địa điểm trị liệu tâm lý uy tín với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết và tận tâm. Nơi đây cung cấp các dịch vụ tâm lý đa dạng, chuyên sâu, giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề về tâm lý, hướng đến một cuộc sống trọn vẹn hơn.

NHC Việt Nam tự hào khi đồng hành với khách hàng giải quyết vấn đề suy nghĩ quá nhiều
NHC Việt Nam tự hào khi đồng hành với khách hàng giải quyết vấn đề suy nghĩ quá nhiều

Chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành giúp khách hàng hiểu rõ bản thân, nhận diện những nguyên nhân sâu xa dẫn đến suy nghĩ quá nhiều, từ đó đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp nhất. Các liệu pháp tâm lý nhẹ nhàng giúp khách hàng dần dần giải tỏa những gánh nặng tâm lý, lấy lại sự cân bằng và bình yên trong tâm hồn mà không phụ thuộc vào thuốc hay các biện pháp can thiệp y khoa.

Ngoài ra, Trung tâm cũng giúp khách hàng xây dựng thói quen sống tích cực và tràn đầy năng lượng mới. Thông qua các phương pháp tâm lý và thực hành, chuyên gia khuyến khích khách hàng tập trung vào các hoạt động mang lại niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. Điều này đã tạo ra một môi trường tích cực xung quanh bản thân và củng cố sức mạnh tinh thần.

NHC Việt Nam còn làm thay đổi tư duy và phá vỡ mọi định kiến sai lệch khỏi suy nghĩ tiêu cực. Trung tâm giúp khách hàng mở rộng tư duy, khám phá những khả năng mới và nhìn nhận cuộc sống từ góc độ tích cực hơn. Điều này giúp khách hàng đối diện với thách thức một cách tự tin, từ đó giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng do overthinking.

Sau khi hoàn thành liệu trình trị liệu, Trung tâm sẽ mang lại những kỹ năng cần thiết để khách hàng tự tin đối mặt với khó khăn trong tương lai. NHC Việt Nam còn tổ chức các hoạt động nhóm và các chương trình hỗ trợ khác giúp khách hàng kết nối với những người có cùng hoàn cảnh, chia sẻ kinh nghiệm và tạo dựng môi trường sống tích cực.

Tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, các chuyên gia luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bất cứ khi nào để khách hàng luôn cảm thấy được quan tâm và có người đồng hành trên con đường hướng đến hạnh phúc.

Vấn đề suy nghĩ quá nhiều có thể được giải quyết dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tại NHC Việt Nam
Vấn đề suy nghĩ quá nhiều có thể được giải quyết dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tại NHC Việt Nam

Với đội ngũ chuyên gia tâm lý tâm huyết, giàu kinh nghiệm cùng phương pháp trị liệu hiện đại, NHC Việt Nam tự tin sẽ giúp khách hàng thoát khỏi việc suy nghĩ quá nhiều, hướng đến một cuộc sống nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

3. Thiền định

Thiền định đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ suy nghĩ quá nhiều bằng cách tạo ra sự tĩnh lặng và tập trung. Khi thiền, việc tập trung vào hơi thở sâu giúp làm sạch tâm trí, xua tan những suy nghĩ phiền muộn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hành thiền chỉ trong 10 phút mỗi ngày cũng có thể giúp giảm căng thẳng và overthinking, đồng thời tạo ra một không gian trong đó tâm trí được thư giãn và làm mới.

Thiền định là cách loại bỏ những suy nghĩ lặp đi lặp lại trong tâm trí
Thiền định là cách loại bỏ những suy nghĩ lặp đi lặp lại trong tâm trí

4. Hòa mình vào thiên nhiên

Hòa mình vào thiên nhiên cũng là một cách tốt để giảm căng thẳng và suy nghĩ dư thừa. Dù ở đâu, không khí trong lành và không gian yên bình của thiên nhiên đều có thể giúp con người trở nên thư thái. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu, khi chỉ cần đi bộ trong môi trường xanh trong 90 phút đã giúp mỗi người hạn chế việc overthinking.

Suy nghĩ quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, thông qua nhận biết và hiểu rõ khi nào mình đang suy nghĩ quá mức, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp giảm overthinking. Việc này không chỉ giải phóng bản thân khỏi áp lực của suy nghĩ không cần thiết mà còn tạo điều kiện cho tâm trí được nghỉ ngơi và phục hồi, dễ dàng hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 744 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây