Thứ năm, 04/07/2024, 13:20

Căng thẳng (stress) gây mất ngủ: Dấu hiệu và Cách khắc phục

Theo nhiều nghiên cứu y học về giấc ngủ, căng thẳng (stress) gây mất ngủ là vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Khi những suy nghĩ lo lắng, bất an liên tục xuất hiện, não bộ sẽ bị quá tải và căng thẳng, dẫn đến khó ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tổng quan căng thẳng (stress) gây mất ngủ

Căng thẳng (stress) gây mất ngủ là tình trạng không thể ngủ hoặc không đảm bảo chất lượng giấc ngủ do áp lực và căng thẳng từ cuộc sống cũng như các yếu tố tâm lý khác. 

Căng thẳng stress luôn là nguyên nhân phổ biến gây ra mất ngủ 
Căng thẳng stress luôn là nguyên nhân phổ biến gây ra mất ngủ 

Nguyên nhân của việc căng thẳng stress gây ra mất ngủ có thể bao gồm:

  • Hormone căng thẳng cortisol được sản sinh ra làm tăng sự tỉnh táo và giữ cho não bộ hoạt động trong thời gian ngủ. Nó có thể làm giảm khả năng đưa cơ thể vào giấc ngủ sâu, dẫn đến mất ngủ.
  • Căng thẳng gây ra các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và chúng thường đi kèm với mất ngủ.
  • Áp lực từ công việc học tập, mối quan hệ xã hội, trách nhiệm gia đình có thể tạo ra căng thẳng, gây khó khăn trong việc thư giãn và ngủ
  • Căng thẳng có thể dẫn đến các thói quen xấu như thức khuya hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Căng thẳng cũng khiến cho tâm trí không ngừng suy nghĩ, từ đó làm giảm khả năng thư giãn và gây mất ngủ.
  • Phòng ngủ không thoải mái với ánh sáng mạnh, tiếng ồn, nhiệt độ không phù hợp cũng có thể góp phần vào mất ngủ khi cơ thể đang ở trong tình trạng căng thẳng.

Dấu hiệu nhận biết căng thẳng gây mất ngủ

Dấu hiệu căng thẳng (stress) gây mất ngủ có thể bao gồm:

  • Khó chìm vào giấc ngủ: Người bệnh cảm thấy lo lắng, căng thẳng và không thư giãn đủ để đảm bảo giấc ngủ vào ban đêm.
  • Thức dậy giữa đêm: Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm mà không thể ngủ tiếp hoặc có giấc ngủ không sâu.
  • Ngủ không đủ giấc: Thường do không được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi ngủ dậy, đi kèm với cảm giác mệt mỏi và uể oải.
  • Giấc ngủ ngắn hạn: Ngủ ít hơn bình thường, thường dưới 6 - 7 giờ mỗi đêm.
  • Thường gặp ác mộng: Có nhiều giấc mơ hoặc ác mộng liên quan đến căng thẳng và lo lắng.
  • Tình trạng thần kinh căng thẳng: Có thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc khó chịu trong suốt ngày dài.
  • Xuất hiện vấn đề tâm lý: Người bệnh trở nên bất an, lo lắng do áp lực và stress trong cuộc sống hàng ngày.

Ảnh hưởng tiêu cực mà căng thẳng gây mất ngủ đem lại

Căng thẳng không chỉ gây ra mất ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng:

  • Suy giảm sức đề kháng, cơ thể suy nhược khiến bản thân dễ mắc bệnh hơn
  • Nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 6 lần
  • Dễ gặp các vấn đề về tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Làm thay đổi tâm trạng bất thường, dễ trở nên cáu gắt
  • Gây ra rối loạn ăn uống làm ảnh hưởng đến cân nặng
  • Gây suy giảm sinh lý ở cả nam và nữ
  • Gặp vấn đề về tóc, da liễu như mụn trứng cá, rụng tóc ảnh hưởng thẩm mỹ
  • Gây ra rối loạn tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột
Mọi người thường cảm thấy đau bụng do căng thẳng gây mất ngủ
Mọi người thường cảm thấy đau bụng do căng thẳng gây mất ngủ

Biện pháp khắc phục căng thẳng gây mất ngủ hữu ích

Ngày nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều cách khắc phục căng thẳng gây mất ngủ hữu ích kết hợp với khả năng tự chăm sóc của người bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.

1. Hóa dược hỗ trợ

Việc sử dụng thuốc để điều trị mất ngủ do căng thẳng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên sử dụng khi các biện pháp tự nhiên không hiệu quả.

  • Thuốc benzodiazepine bao gồm Diazepam, Lorazepam, Clonazepam, Alprazolam,... là nhóm thuốc an thần có tác dụng nhanh chóng, giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
  • Thuốc ngủ không benzodiazepine là nhóm thuốc an thần có tác dụng chậm nhưng ít gây buồn ngủ và chóng mặt hơn, bao gồm: Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon,...
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị mất ngủ bao gồm: Amitriptyline, Doxepin, Trazodone,...
  • Một số loại thảo dược có thể giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ, ví dụ như hoa cúc, valerian, lavender,... Tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của chúng trong điều trị mất ngủ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Tâm lý trị liệu

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng quản lý căng thẳng thông qua liệu pháp hành vi nhận thức ngắn hạn (CBSM) là vô cùng hiệu quả. Hình thức trị liệu này xác định cách suy nghĩ và niềm tin cá nhân ảnh hưởng đến cách bản thân tương tác với thế giới xung quanh. Thông qua đó thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực hơn, đồng thời thay đổi hành vi và quan điểm chung của mình.

Mặt khác, liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng mất ngủ (CBT - I) cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng mất ngủ. CBT - I giúp mọi người vượt qua những niềm tin tiêu cực về giấc ngủ nhằm được nghỉ ngơi nhiều hơn và khắc phục chứng mất ngủ.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai đang gặp khó khăn với căng thẳng stress gây mất ngủ mà không muốn phải sử dụng thuốc. Trung tâm cam kết giúp khách hàng khắc phục căng thẳng và tìm lại giấc ngủ ngon tự nhiên thông qua tham vấn và trị liệu tâm lý.

Trung tâm NHC Việt Nam uy tín và tận tâm hỗ trợ khách hàng cải thiện sức khỏe tinh thần
Trung tâm NHC Việt Nam uy tín và tận tâm hỗ trợ khách hàng cải thiện sức khỏe tinh thần

Phương pháp trị liệu tâm lý tại NHC Việt Nam là kết quả của nghiên cứu lâu dài của các Chuyên gia tâm lý hàng đầu, đảm bảo mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết tình trạng căng thẳng stress gây mất ngủ.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tự hào về việc mang lại sự bình yên và sức khoẻ tự nhiên cho khách hàng. Quá trình trị liệu tại đây không chỉ giúp khách hàng khắc phục căng thẳng mà còn giúp hạn chế tái phát tình trạng mất ngủ.

Phương pháp trị liệu tâm lý của Trung tâm được công nhận cũng như ủng hộ rộng rãi bởi cộng đồng khoa học trên toàn thế giới và đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Thử nghiệm khoa học đã chứng minh hiệu quả với hơn 400 khách hàng mắc chứng mất ngủ trải qua can thiệp bằng phương pháp trị liệu tâm lý. Thử nghiệm đã giúp khách hàng loại bỏ căng thẳng stress và tìm lại giấc ngủ ngon tự nhiên, cùng với việc khôi phục sức khỏe và trí tuệ minh mẫn.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cam kết hỗ trợ khách hàng vượt qua căng thẳng stress gây mất ngủ thông qua các phương pháp hiệu quả và tiên tiến. Nơi đây tập trung vào việc giúp khách hàng định nghĩa lại niềm tin và tư duy tích cực mới phù hợp với cuộc sống thực tại, từ đó tạo ra năng lượng tinh thần hàng ngày để đi vào giấc ngủ một cách có quy luật.

NHC Việt Nam không chỉ đơn thuần loại bỏ cảm giác căng thẳng stress, mà còn tạo điều kiện cho khách hàng khám phá và phát triển tiềm năng tự thân. Đội ngũ chuyên gia sẽ kích thích và đánh thức tiềm năng này, giúp mọi vấn đề được giải quyết triệt để. Kết quả là, giấc ngủ của khách hàng sẽ trở nên sâu hơn, thư thái hơn và đầy sức sống. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự sảng khoái mỗi khi thức dậy mà không còn lo lắng về căng thẳng gây mất ngủ.

Trung tâm còn cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ sau trị liệu, đảm bảo rằng khách hàng có sự đồng hành liên tục trong quá trình áp dụng những kỹ thuật và phương pháp học được vào cuộc sống hàng ngày. 

Khách hàng cảm thấy thoải mái và thư giãn tốt hơn sau khi thực hiện trị liệu với chuyên gia tại NHC Việt Nam 
Khách hàng cảm thấy thoải mái và thư giãn tốt hơn sau khi thực hiện trị liệu với chuyên gia tại NHC Việt Nam 

Nhờ vào những dịch vụ này, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng khắc phục căng thẳng stress gây ra mất ngủ. Điều này giúp đảm bảo rằng khách hàng có thể duy trì cân bằng và giữ vững sức khỏe tâm lý sau khi hoàn thành trị liệu.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

3. Quản lý căng thẳng

Quản lý căng thẳng là chìa khóa để có một giấc ngủ ngon thông qua thực hiện các thói quen lành mạnh hàng ngày. Ngoài việc tuân theo chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục suốt tuần, người bệnh có thể giảm bớt căng thẳng nhờ vào việc kiểm soát hơi thở và các kỹ thuật thư giãn khác. Sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cũng như khả năng ngăn chặn các yếu tố gây căng thẳng bên trong cơ thể là vô cùng quan trọng.

4. Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ đúng cách cũng có thể cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, giúp bản thân sảng khoái hơn vào buổi sáng và chuẩn bị sẵn sàng để kiểm soát căng thẳng. Việc áp dụng lối sống này có thể giúp cơ thể có được giấc ngủ ngon.

Vệ sinh giấc ngủ được chuyên gia khuyến khích nhằm mang lại giấc ngủ ngon sau căng thẳng
Vệ sinh giấc ngủ được chuyên gia khuyến khích nhằm mang lại giấc ngủ ngon sau căng thẳng
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần và trong khi đi du lịch
  • Phòng ngủ nên để đèn mờ, giảm tiếp xúc với tiếng ồn bên ngoài và nhiệt độ thoải mái
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ do ánh sáng xanh có thể cản trở giấc ngủ
  • Tránh sử dụng nicotine và caffeine trước giờ đi ngủ vì chất kích thích này có thể khiến bản thân cảm thấy tỉnh táo
  • Tránh uống rượu trước khi đi ngủ bởi đặc tính an thần của chúng và cơ thể phải xử lý và phân hủy rượu dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều giúp thư giãn và dễ ngủ hơn vào ban đêm

Căng thẳng stress gây mất ngủ là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, việc khắc phục tình trạng này là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 744 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây