Thứ tư, 03/07/2024, 09:07

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói: Nguyên nhân và 7 Lời khuyên cho cha mẹ

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói hoặc không thể sử dụng một số từ ngữ đơn giản là một dấu hiệu đáng lo ngại cho các bậc phụ huynh. Khi nhận thấy con chưa thể giao tiếp mặc dù đã đến cột mốc phát triển ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những tác động ảnh hưởng đến tương lai.
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói là vấn đề đáng lo ngại phụ huynh cần chú ý
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói là vấn đề đáng lo ngại phụ huynh cần chú ý

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có bất thường không?

Trong quá trình hình thành và phát triển của trẻ nhỏ, cha mẹ luôn phải theo dõi và nắm bắt những thay đổi từng ngày của con. Mỗi đứa bé sẽ có quá trình trưởng thành khác nhau, việc nắm chắc các giai đoạn phát triển giúp phụ huynh nhận biết và phát hiện ra những vấn đề bất thường của con.

Theo các chuyên gia, trẻ đã có phản ứng với âm thanh và tiếng nói xung quanh ngay từ khi mới sinh ra. Các bé có thể thông qua tiếng nói để nhận diện cha mẹ và thể hiện sự vui mừng khi nghe thấy những âm thanh quen thuộc. Từ 8 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể phát âm các từ cơ bản, đơn giản như "ba", "ma", "măm", mặc dù âm thanh vẫn chưa rõ ràng cho lắm.

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ 2 tuổi chưa biết nói là điều bình thường, con có thể khắc phục tình trạng này sau vài năm nữa. Tuy nhiên, theo cột mốc phát triển trẻ 1 tuổi đã có thể phát ra các âm thanh hoặc từ đơn, 2 tuổi đã có thể nói, ghép được một số từ có cấu trúc phức tạp, hiểu ít nhất 50 từ trong vốn hiểu biết của bản thân.

Giai đoạn 2 tuổi là thời kỳ trẻ có những nhận thức rõ ràng hơn và thích đặt ra câu hỏi cho những người xung quanh để thoả mãn tính tò mò của bản thân. Tuy nhiên, nếu trẻ 2 tuổi chưa biết nói thì đây có thể là dấu hiệu của chứng chậm nói hoặc các vấn đề nguy hiểm khác.

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói được cho là bất thường khi có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ không thể nói được những từ có cấu trúc đơn giản hoặc không biết ghép từ để thành câu hoàn chỉnh.
  • Vốn từ của trẻ hạn hẹp (khoảng 15 từ).
  • Không thích tương tác với ba mẹ khi được gọi tên.
  • Trẻ không thể diễn đạt nhu cầu của bản thân bằng lời nói.
  • Thích dùng hành động để biểu đạt nhu cầu, dễ tức giận, la hét khi ba mẹ, người thân không hiểu ý của trẻ.
  • Thụ động trong việc giao tiếp trừ trường hợp khẩn cấp.
  • Không nhận thức được các bộ phận, cơ quan trên cơ thể.
  • Thích nhại theo người khác.

Trẻ 2 tuổi không biết nói không đồng nghĩa với việc con bị chậm phát triển hay thiểu năng trí tuệ. Một số bé vẫn phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ như những đứa trẻ bình thường, chỉ khác là trẻ không thích giao tiếp hoặc không chủ động nói chuyện với những người xung quanh. Chính vì lý do trên nhiều phụ huynh chủ quan không đưa con đến thăm khám khiến tình trạng chậm nói của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. 

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói bắt nguồn từ việc ba mẹ thiếu quan tâm con cái
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói bắt nguồn từ việc ba mẹ thiếu quan tâm con cái

Như đã nói trước đó, mỗi đứa trẻ sẽ có quá trình trưởng thành khác nhau, việc trẻ chậm nói có thể xuất phát từ việc thành viên trong gia đình ít giao lưu, nói chuyện với nhau hoặc trẻ có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp. Tuy nhiên, nếu trẻ đã đạt mốc 2 tuổi nhưng vẫn chưa thể bập bẹ những từ đơn giản thì gia đình cần đưa con đến gặp chuyên gia càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chưa biết nói

Tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng chậm nói ở trẻ 2 tuổi trong đó điển hình nhất có thể nói đến như:

  • Ba mẹ quá bận rộn: Ba mẹ hiện đại thường có xu hướng cho trẻ ngồi xem TV, điện thoại để bé không quậy phá thay vì trò chuyện, tương tác qua lại với con. Lâu dần trẻ sẽ bị phụ thuộc vào thiết bị điện tử dẫn đến tình trạng lười giao tiếp hoặc quấy khóc để đòi điện thoại. Ngoài ra, việc ba mẹ thường xuyên cho con xem các chương trình nước ngoài cũng là một yếu tố khiến trẻ bị chậm nói.
  • Gia đình quá bảo bọc: Ba mẹ thường có tâm lý sợ con gặp nguy hiểm khi ra ngoài vui chơi điều này khiến trẻ gặp các vấn đề liên quan đến việc mở rộng mói quan hệ, khả năng giao tiếp. 
  • Trẻ có khuyết tật bẩm sinh: Trẻ bị điếc bẩn sinh, thủng màng nhĩ, viêm tai mãn tính là một yếu tố gây nên tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói. Ngoài ra, bé gặp vấn đề liên quan đến cơ quan phát âm như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch cũng là một yếu tố gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ. 
  • Tổn thương não bộ: Vùng não của trẻ bị tổn thương do tai nạn trong quá trình sinh nở, bị va đập hoặc do các cảm xúc tiêu cực của người mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng đến khả năng học hỏi ngôn ngữ của trẻ.
  • Trẻ tự kỷ: Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có thể bắt nguồn từ chứng tự kỷ khiến bé gặp vấn đề về nhận thức, hành vi, chậm phát triển não bộ.

7 điều ba mẹ cần biết khi trẻ 2 tuổi chưa biết nói

Nếu ba mẹ chủ quan không can thiệp sớm tình trạng này thì trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như trầm cảm, rối loạn sợ hãi, thái nhân cách,... ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, mối quan hệ, tương lai và sự phát triển toàn diện của con.

1. Nói chuyện với con thường xuyên

Ba mẹ dành thời gian nói chuyện, chia sẻ và tương tác với con là điều cực kỳ quan trọng trong việc khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ 2 tuổi.

Trong những năm đầu đời, trẻ thích khám phá mọi thứ xung quanh và luôn có nhu cầu được hỏi học, tiếp thu kiến thức mới. Chính vì thế, việc ba mẹ sẵn sàng trò chuyện, giải đáp thắc mắc của con là một yếu tố quan trọng giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy một cách tự nhiên.

Khi trò chuyện, tương tác với con phụ huynh nên tập trung vào những chủ đề quen thuộc gần gũi trong cuộc sống hằng ngày hoặc điều mà trẻ quan tâm, yêu thích. Điều này sẽ kích thích tính tò mò, sự chú ý của trẻ vào câu chuyện từ đó tăng khả năng tương tác gữa ba mẹ và bé.

Tương tác, trò chuyện với con thường xuyên sẽ hỗ trợ trẻ chậm nói phát triển tốt hơn 
Tương tác, trò chuyện với con thường xuyên sẽ hỗ trợ trẻ chậm nói phát triển tốt hơn 

Trong quá trình trò chuyện ba mẹ có thể đặt ra một số câu hỏi để thoả mãn tính tò mò cũng như kích thích khả năng tư duy của con. Khi tương tác phụ huynh cần chú ý phát âm chính xác, giọng điệu nhỏ nhẹ, nói những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để trẻ có thể học theo.

2. Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Trẻ 2 tuổi luôn mong muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, việc ba mẹ cho con tham gia các hoạt động ngoài trời không chỉ hỗ trợ việc kích thích khả năng giao tếp, tư duy mà còn giúp trẻ cải thiện vốn từ, mở rộng mối qua hệ.

Các chuyên gia cho rằng, việc tương tác, gặp gỡi bạn bè trong môi trường thiên nhiên là một phương pháp tốt nhất giúp bé cải thiện chứng chậm nói bởi vì trẻ có xu hướng học theo hành vi, lời nói của bạn bè đồng trang lứa.

3. Hạn chế cho con sử dụng điện thoại

Như đã nói ở trên nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chưa biết nói xuất phát từ việc ba mẹ cho con sử dụng thiết bị điện tử, tiếp xúc với mạng xã hội quá sớm khiến bé lười giao tiếp, nghiện điện thoại và có hành vi la hét quấy khóc khi không đạt được yêu cầu. 

Để cải thiện khả năng giao tiếp, vốn từ của trẻ phụ huynh cần hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử xuống mức tối thiểu. Khi con yêu cầu được sử dụng điện thoại, Ipad, TV ba mẹ hãy đưa ra điều kiện trao đổi như cho phép sử dụng sau khi trẻ đã thực hiện một số hoạt động khác như đọc sách, vẽ tranh hoặc tham gia trò chơi ngoài trời.

Trong giai đoạn đầu, con có thể quấy khóc, la hét hoặc tức giận mất kiểm soát khi không có thiết bị điện tử tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Khi thấy con khóc ba mẹ cần vũng vàng lập trường không nên mềm lòng để tránh tình trạng trẻ rở nên quen thuộc với việc sử dụng thiết bị điện tử để xoa dịu cảm xúc.

4. Dạy trẻ những từ đơn giản

Trẻ chậm nói không thể học từ vựng nhanh chóng như những đứa bé khác vì vậy việc dạy trẻ 2 tuổi chưa biết nói đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực từ ba mẹ, người chăm sóc. Phụ huynh nên dạy trẻ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu trước sau đó nâng dần độ khó lên sau khi trẻ đã có thể phát âm thành thạo những từ có cấu trúc đơn giản hoặc có thể nói được một câu ngắn.

Dạy con những từ ngữ đơn giản để khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Dạy con những từ ngữ đơn giản để khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói

Cha mẹ có thể dạy từ ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi hàng ngày mà không cần tuân thủ theo một khuôn khổ cụ thể nào. Ví dụ, khi vui chơi ngoài trời hãy chỉ vào các loại côn trùng, động vật, cây cỏ,... hoặc khi gặp họ hàng hãy giới thiệu cụ thể từng người một để bé có thể nhận diện cũng như gia tăng vốn từ.

5. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc 

Đối với trẻ 2 tuổi chưa biết nói âm nhạc chính là phương tiện phù hợp nhất giúp bé học hỏi, phát triển vốn từ, khả năng giao tiếp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có thể học được vốn từ cũng như nói được một câu dài thông qua việc nghe các bài hát có giai điệu bắt tai.

Ngoài ra, âm nhạc còn mang lại niềm vui giúp trẻ tập trung hơn vào việc mở rộng vốn từ tránh được tình trạng nhàm chán khi phải học đi học lại một câu hay một từ nào đó. Điều này hỗ trợ cải thiện phát âm, giảm tình trạng nói lắp, nói ngọng ở trẻ chậm nói.

Ba mẹ có thể cho con tiếp xúc với âm nhạc qua nhiều hình thức như hát ru, cho trẻ tham gia các lớp ca múa, hay mua cho con những món đồ chơi có thể phát ra âm thanh. Phụ huynh cần lựa chọn những bài hát thuần việt, giai điệu bắt tai, phù hợp với lứa tuổi của trẻ để cải thiện tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói.

6. Cùng vui chơi với con

Trẻ trong giai đoạn 2-3 tuổi đều rất năng động, thích khám phá, vui chơi ba mẹ hãy lợi dụng điểm này để giáo dục trẻ thay vì bắt con ngồi im một chỗ để học từ vựng. Phụ huynh cần sắp xếp khung thời gian xen kẽ giữa việc chơi và học để con có thể thả lỏng tinh thần, tránh căng thẳng, mất tập trung trong việc cải thiện ngôn ngữ.

Ba mẹ có thể lựa chọn trò chơi dựa trên sở thích của con như chơi lego, tìm kiếm đồ vật, vẽ tranh hay là chở bé đi dạo. Trong quá trình vui chơi phụ huynh hãy chỉ cho con cách để phân biệt các loại trò chơi, màu sắc hay tên gọi của chúng.

Chẳng hạn như trong quá trình đi dạo bạn có thể chỉ vô xe đạp và hỏi con” đây là cái gì ?”. Nếu trẻ không trả lời được hãy kiên trì chỉ ra những đặc điểm giúp bé nhận biết chúng, khi con đưa ra đáp án đúng hãy khen ngợi và động viên để tạo động lực. 

7. Đưa trẻ đến gặp các chuyên gia

Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây gia đình cần đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả không đáng có:

  • Trẻ có hành vi tự ngược đãi bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu tay chân.
  • Trẻ mất khả năng tập trung.
  • Trẻ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
  • Trẻ thường xuyên tức giận mất kiểm soát cảm xúc hoạc có những biểu hiện của chứng rối loạn chống đối.
Khi trẻ lên 2 chưa biết nói gia đình cần đưa con đến gặp chuyên gia càng sớm càng tốt
Khi trẻ lên 2 chưa biết nói gia đình cần đưa con đến gặp chuyên gia càng sớm càng tốt

Thông qua các chuyên gia, bác sĩ tâm lý ba mẹ có thể nắm bắt được tình hình sức khoẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cũng như tìm ra hướng giải quyết chứng chậm nói của con.

Trung tâm Giáo dục chuyên Biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) là địa chỉ tiên phong can thiệp trẻ 2 tuổi chưa biết nói bằng phương pháp âm ngữ trị liệu kết hợp với tâm lý trị liệu đạt chuẩn quốc tế.

Việc kết hợp hai phương pháp âm ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu tại NHC Academy sẽ giúp các chuyên gia tâm lý tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng chậm nói từ đó đưa ra quy trình can thiệp cho từng cá nhân, kích thích phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy hỗ trợ trẻ vượt qua khó khăn trong giao tiếp một cách hiệu quả. 

Phương pháp can thiệp trẻ chậm nói của NHC Academy là thành quả nghiên cứu trong nhiều năm của đội ngũ chuyên gia tâm lý, Master Coach đang công tác tại trung tâm. Lộ trình can thiệp được thiết kế dựa trên tình trạng sức khoẻ, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây ra bệnh lý của từng trẻ.

NHC Academy khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói
NHC Academy khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi chưa biết nói

Cơ sở, vật chất tại Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt nam được chú trọng đầu tư để hỗ trợ trẻ có được môi trường an toàn, lành mạnnh để phát triển bản thân. Sau khi kết thúc liệu trình can thiệp bé vẫn được đồng hành cùng các chuyên gia để trẻ có thể đảm bảo việc tái hoà nhập cuộc sống.

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói là vấn đề đáng lo ngại của nhiều gia đình trong xã hội hiện nay. Khi con có dấu hiệu chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ gia đình cần đưa ra biện pháp can thiệp để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 738 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây