Thứ tư, 03/07/2024, 09:41

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Biểu hiện và cách điều trị

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là vấn đề phổ biến hiện nay thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh và các chuyên gia tâm lý. Chứng bệnh này khiến bé gặp khó khăn trong việc phát triển vốn từ, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh trong hành trình khôn lớn của con.
Chậm phát triển ngôn ngữ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp
Chậm phát triển ngôn ngữ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp

Tổng quan về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là một chứng rối loạn trong giao tiếp được xếp trong nhóm bệnh chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ. Căn bệnh này khiến trẻ gặp các vấn đề liên quan đến khả năng nghe, nói ngay cả khi bé đã đến độ tuổi phát triển ngôn ngữ.

Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và phản ứng với lời nói của những người xung quanh, chậm nói, vốn từ hạn chế, diễn đạt lan man. Một đứa trẻ khi đã tới 2 tuổi nhưng vẫn không thể diễn đạt được một câu dài quá 50 từ hoặc chưa thể nói được một số từ ghép thì bị coi là mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ.

Chậm phát triển ngôn ngữ được chia thành 3 dạng riêng biệt bao gồm:

  • Chậm phát triển khả năng tiếp nhận: Chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói của người khác.
  • Chậm phát triển khả năng diễn đạt: Tình trạng này khiến trẻ gặp vấn đề liên quan đến việc biểu đạt hành vi, suy nghĩ của bản thân với những người xung quanh.
  • Chậm phát triển tổng hợp: Trẻ gặp vấn đề về khả năng tiếp nhận và diễn đạt bao gồm cả kỹ năng nghe, hiểu và nói.

Hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn còn nhầm lẫn giữ chậm phát triển ngôn ngữ và chứng chậm nói ở trẻ. Việc phân biệt rõ hai chứng rối loạn này sẽ giúp ba mẹ có phương pháp điều trị thích hợp hơn. 

Giống nhau:

Điểm tương đồng của hai chứng rối loạn này đều khiến trẻ gặp vấn đề trong việc giao tiếp, hạn hẹp vốn từ và không thể nói một câu quá dài và phức tạp. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị nói lắp khi căng thẳng.

Khác nhau:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ gặp mắc chứng bệnh này có thể phát âm rõ ràng, chính xác các từ đứng riêng lẻ tuy nhiên không thể ghép chúng thành một câu có nghĩa. Bé vẫn có phản xạ khi được một ai đó gọi tuy nhiên phản ứng rất chậm chạp.
  • Chậm nói: Trẻ không thể phát âm một cách chính xác những từ ngữ đơn giản hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ hình thể để đáp lại lời gọi của ai đó. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ

Hiện nay, nguyên nhân gây ra chứng chậm nói ở trẻ được chia ra thành ba nhóm chính trong đó bao gồm: Nguyên nhân tâm lý, bệnh lý và một số yếu tố khác.

Nguyên nhân tâm lý:

  • Ba mẹ thiếu quan tâm, chăm sóc đến trẻ khiếm trẻ rụt rè nhút nhát.
  • Trẻ sống nội tâm, ngại giao tiếp với những người xung quanh.
  • Trẻ phải rời xa ba mẹ quá sớm hoặc có những biến cố xảy ra trong quá khứ khiến trẻ bị sang chấn tâm lý .
  • Gia đình thường xuyên cãi vã, môi trường sống của trẻ không ổn định.

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Trẻ mắc bệnh tự kỷ là một trong những yếu tố khiến bé bị chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Trẻ mắc các khuyết tật bẩm sinh như hội chứng Down, mất thính giác, hở hàm ếch, có khe hở vòm miệng, chậm phát triển trí tuệ.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Bé mắc các bệnh liên quan đến các rối loạn chuyển hóa như suy chức năng tuyến giáp bẩm sinh.
Gặp vấn đề về thính giác có thể khiến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ
Gặp vấn đề về thính giác có thể khiến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ

Yếu tố khác:

  • Sản phụ sinh non ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
  • Sản phụ quá trẻ hoặc quá già khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm thần 
  • Hôn nhân cận huyết ảnh hưởng đến hệ gen từ đó gây ra các bệnh lý như Down, thiểu năng trí tuệ,...
  • Mẹ bầu sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma tuý.
  • Người mẹ mắc các bệnh lý như stress, khủng hoảng, cảm cúm, giang mai, lâu có nguy cơ cao khiến trẻ mắc chứng hở hàm ếch từ đó hình thành chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khả năng trẻ biểu đạt và hiểu ngôn ngữ. Nhận biết chứng bệnh này sớm có thể giúp phụ huynh và người chăm sóc có những hiện pháp can thiệp kịp thời.

Giai đoạn 3-4 tháng: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này thường không biểu hiện những cảm xúc như vui, buồn, giận giữ thông qua các hành động như la khóc, múa tay chân hoặc cười như những đứa bé bình thường.

Giai đoạn 6-7 tháng: Trẻ bị hạn chế khả năng tương tác với người chăm sóc và không có những biểu hiện như cười thành tiếng hoặc bắt chước những nguyên âm đơn giản được nghe.

Giai đoạn 8-9 tháng: Trẻ gặp khó khăn trong việc bập bẹ từ ngữ đơn giản như "mama", "baba" hoặc các nguyên âm đơn giản như “a”, “b”,...

Giai đoạn 12 tháng: Trẻ không thể nói một số từ đơn giản như “mẹ”, “ba” hoặc không biết sử dụng các hành động như tạm biệt, lắc đầu. 

Giai đoạn 15-18 tháng: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này vẫn chưa thể nói hay hiểu được một số câu, từ đơn giản.

Giai đoạn 24 tháng: Trẻ hay nhại lại lời nói của người khác nhưng lại không hiểu nghĩa của chúng, không thể nói quá 15 từ, không phân biệt được một số vật dụng trong nhà hay các bộ phận trên cơ thể. Bé có hành vi la hét và rất lười giao tiếp kể cả trong tình huống khẩn cấp.
 

Giai đoạn 15-18 tháng tuổi trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ vẫn chưa thể nói được
Giai đoạn 15-18 tháng tuổi trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ vẫn chưa thể nói được

Ảnh hưởng của việc trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ 

Chứng chậm phát triển ngôn ngữ có thể có ảnh hưởng lớn đến nhiều khía trong cuộc sống của trẻ, từ khó khăn trong giao tiếp đến hiệu suất học tập và mối quan hệ xã hội. Bệnh lý này tác động tiêu cực đến sự tự tin, tâm lý khiến bé cảm thấy cô đơn và bị cô lập trong các tình huống giao tiếp xã hội.

Điều trị chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Phương pháp điều trị chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ hiện nay được chia thành 3 nhóm, áp dụng cho từng trường hợp khác nhau. Dựa theo tình trạng bệnh, sức khỏe của trẻ mà ba mẹ có thể đưa ra liệu pháp can thiệp phù hợp.

1. Các giải pháp tại nhà

Một số biện pháp can thiệp tại nhà giúp trẻ khắc phục tình trạng chậm nói ba mẹ có thể tham khảo như:

  • Tương tác với trẻ: Phụ huynh nên tạo ra các trò chơi, hoạt động liên quan đến sở thích của trẻ. Việc làm này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp mà còn giúp ba mẹ gần gũi con hơn.
  • Đọc sách và kể chuyện: Việc đọc sách cho con nghe vào mỗi buổi tối sẽ kích thích sự tò mò từ đó giúp trẻ học được một số từ vựng thông qua các câu chuyện. Lưu ý, phụ huynh hãy lựa chọn những cuốn sách phù hợp với độ tuổi và sở thích của con. 
  • Tương tác xã hội: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội như câu lạc bộ, lớp học hoặc các buổi chơi cùng bạn bè. Tương tác với người khác sẽ giúp trẻ mở rộng từ vựng và kỹ năng giao tiếp của mình.
  • Sử dụng đồ chơi giáo dục: Sử dụng đồ chơi giáo dục như hình ghép, đồ chơi lắp ráp và bảng chữ cái để khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

2. Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia

Trong trường hợp chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ kéo dài mà không có sự cải thiện sau khi áp dụng phương pháp can thiệp tại nhà hoặc bệnh lý này khiến trẻ có triệu chứng của một số rối loạn tâm thần như tự kỷ, rối loạn âu lo, trầm cảm,... thì ba mẹ nên đưa con đến gặp các chuyên gia càng sớm càng tốt để khắc phục kịp thời, tránh được nhưng hậu quả không đáng có.

Tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam đang là địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại nước ta. Nơi đây là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng thành công phương pháp trị liệu không dùng thuốc giúp trẻ đặc biệt vượt qua mọi khó khăn.

NHC Academy được thành lập với mục đích mang lại niềm hy vọng thắp sáng tương lai cho mọi em bé mang trên mình những khuyết tật tâm lý, giúp trẻ có thể tự tin vượt qua rào cản trong cuộc sống và tiến tới tương lai tốt đẹp hơn.

Trung tâm Giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam luôn đồng hành “nâng đỡ” các em trên con đường tìm lại bản thân, khắc phục các vấn đề do chứng chậm nói và các vấn đề tâm lý khác gây nên.

NHC Academy không chỉ đơn thuần là trung tâm giáo dục chuyên biệt mà còn là gia đình thứ hai của bé. Tại đây luôn có những chuyên gia, bác sĩ luôn đồng hành cùng trẻ đặc biệt trong quá trình tiến tới tương lai tươi sáng.

NHC Academy đồng hành cùng trẻ trong quá trình khắc phục chứng chậm phát triển ngôn ngữ
NHC Academy đồng hành cùng trẻ trong quá trình khắc phục chứng chậm phát triển ngôn ngữ

Trung tâm Giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam chính là cầu nối xoá bỏ mọi ranh giới, rào cản giúp trẻ có thêm hy vọng trong việc hoà nhập với gia đình, bạn bè và xã hội.

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 235 Phố Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 66 876 123 hoặc 090 6818 123
  • Email: giaoducnhc@gmail.com
  • Website: giaoducnhc.vn
  • Facebook: FB.com/giaoducnhc

 

3. Trường hợp trẻ gặp vấn đề thính lực

Trong trường hợp nguyên dẫn đến chứng chậm phát triển của trẻ đến từ các bất thường từ thính giác, trẻ cần được thực hiện phẫu thuật hoặc có các trang thiết bị hỗ trợ như máy trợ thính để giúp trẻ có thể nghe và giao tiếp.

Việc sử dụng các biện pháp can thiệp như phẫu thuật hoặc trang thiết bị hỗ trợ thính giác thường được đánh giá và quyết định bởi các chuyên gia y tế sau khi tiến hành các kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng thính giác của trẻ.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là một vấn đề đáng quan ngại mà nhiều phụ huynh phải đối mặt. Tuy nhiên, nếu ba mẹ hiểu biết và can thiệp bệnh lý này kịp thời thì có thể giúp trẻ vượt qua những khó khăn và phát triển một cách toàn diện.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 739 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây