Thứ sáu, 05/07/2024, 20:21

Trẻ tự kỷ chậm nói: Nguyên nhân và 2 Cách can thiệp hiệu quả

Trẻ tự kỷ chậm nói là trẻ mắc hội chứng tự kỷ và có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ so với bạn bè cùng lứa tuổi. Với sự can thiệp sớm và phù hợp, trẻ mắc rối loạn này hoàn toàn có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ và hòa nhập tốt hơn với xã hội.
Trẻ tự kỷ chậm nói thường gặp khó khăn khi giao tiếp 
Trẻ tự kỷ chậm nói thường gặp khó khăn khi giao tiếp 

Trẻ tự kỷ chậm nói và các đặc điểm

Trẻ tự kỷ chậm nói là một tình trạng trong đó trẻ tự kỷ có phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa và thường xuyên gặp khó khăn trong việc sử dụng chúng để giao tiếp và diễn đạt ý kiến cũng như cảm xúc của mình. 

Sau đây là một số đặc điểm của trẻ tự kỷ chậm nói mà cha mẹ cần quan tâm để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp:

  • Trẻ không phản ứng khi được gọi tên và không quay lại hướng của cha mẹ
  • Trẻ không bập bẹ được hoặc không nói từ đơn khi đủ tuổi
  • Trẻ phát ra những âm thanh vô nghĩa và không tạo thành từ hoàn chỉnh
  • Trẻ không giao tiếp với cha mẹ bằng ánh mắt và lảng tránh khi nhìn vào mắt
  • Trẻ thích ở một mình và có hành vi tự cô lập
  • Trẻ có hành vi bất thường lặp đi lặp lại và khó kiểm soát cảm xúc

Cha mẹ cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia như bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý hoặc các chuyên gia giáo dục để đưa ra các phương pháp và chiến lược can thiệp phù hợp cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ tự kỷ chậm nói

Mặc dù nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ chậm nói vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng có một số yếu tố mà các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chúng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn này. 

  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một tỷ lệ cao hơn các trường hợp tự kỷ xảy ra trong các gia đình có người thân đã mắc tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác.
  • Yếu tố tâm lý: Các yếu tố như mức độ tương tác xã hội, chất lượng giao tiếp trong gia đình, trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ bê có nguy cơ cao mắc tự kỷ chậm nói.
  • Các yếu tố chu sinh: Mẹ mang thai mắc các bệnh như tiểu đường, viêm gan siêu vi hoặc tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến thai nhi và làm tăng nguy cơ tự kỷ. Trẻ sinh non, nhẹ cân cũng có nguy cơ cao bị tự kỷ chậm nói.
  • Cấu trúc não bộ: Các nghiên cứu hình ảnh não học chỉ ra rằng cấu trúc và hoạt động não của người tự kỷ có sự khác biệt so với người bình thường, điều này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ.
  • Yếu tố sau sinh: Chấn thương não, nhiễm trùng não do vi khuẩn, thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic hoặc sắt từ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
  • Môi trường sống: Môi trường sống ô nhiễm, thức ăn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi dẫn đến trẻ tự kỷ chậm nói.
Các chấn thương vùng não có thể làm trẻ bị tự kỷ chậm nói
Các chấn thương vùng não có thể làm trẻ bị tự kỷ chậm nói

Biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói

Trẻ tự kỷ chậm nói có thể có những biểu hiện khác nhau ở những giai đoạn trong đời và tùy thuộc vào tình trạng của từng trẻ:

Giai đoạn 12 tháng tuổi:

  • Trẻ ít giao tiếp bằng mắt
  • Trẻ ít dùng cử chỉ giao tiếp như vẫy tay
  • Thường không bộc lộ cảm xúc
  • Ít nói bập bẹ

Giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi:

  • Trẻ ít sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, chỉ dùng cử chỉ
  • Gặp khó khăn khi bắt chước theo lời nói của người khác
  • Trẻ chậm nói từ 2 từ trở lên sau 2 tuổi

Giai đoạn 24 tháng tuổi trở lên:

  • Vốn từ của trẻ hạn chế 
  • Dùng từ bất thường như đảo từ, lặp lại lời người khác
  • Thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ
  • Trẻ ít tham gia vào các cuộc trò chuyện
  • Trẻ thiếu các kỹ năng xã hội do ít giao tiếp
  • Thường gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội

Ngoài ra trẻ còn có những biểu hiện như nhạy cảm với tiếng ồn hay ánh sáng và gặp khó khăn trong việc ăn uống. Việc trẻ ngủ không ngon giấc còn dẫn đến các vấn đề rối loạn giấc ngủ liên quan khác.

Trẻ tự kỷ chậm nói thường ít giao tiếp và thiếu kỹ năng xã hội
Trẻ tự kỷ chậm nói thường ít giao tiếp và thiếu kỹ năng xã hội

Hệ lụy của trẻ tự kỷ chậm nói

Hệ lụy của việc trẻ tự kỷ chậm nói có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ và gia đình như:

  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xung quanh.
  • Trẻ tự kỷ chậm nói có thể gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin và tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi.
  • Trẻ có thể bị rối loạn hành vi dẫn tới hung hăng, làm hại người khác. 
  • Trẻ có thể mắc phải các rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm và thường xuyên bùng nổ cảm xúc đột ngột.
  • Trẻ tự kỷ chậm nói thậm chí có các hành vi tự làm hại bản thân.
  • Gia đình trẻ thường phải đối mặt với áp lực tài chính khi điều trị cho trẻ và gặp khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con bị tự kỷ chậm nói.

2 Cách can thiệp trẻ tự kỷ chậm nói dễ áp dụng

Cha mẹ cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia như bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý hoặc các chuyên gia giáo dục đặc biệt để đưa ra các phương pháp và chiến lược can thiệp phù hợp cho trẻ tự kỷ chậm nói.

Đồng thời việc chăm sóc tại nhà cho trẻ tự kỷ chậm nói đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ.

Cha mẹ và chuyên gia sức khỏe đóng giúp trẻ phát huy tiềm năng bản thân
Cha mẹ và chuyên gia sức khỏe đóng giúp trẻ phát huy tiềm năng bản thân

1. Liệu pháp tâm lý và ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ chậm nói có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các rối loạn tâm lý và các vấn đề liên quan đến tâm lý và cảm xúc. Sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý và giáo dục có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ và gia đình xử lý vấn đề này cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng sự tự tin cho trẻ.

Kết hợp tâm lý trị liệu và âm ngữ trị liệu là một phương pháp toàn diện, hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề của trẻ tự kỷ chậm nói. Tâm lý trị liệu có thể giúp trẻ nhận thức, quản lý cảm xúc, phát triển kỹ năng xã hội. Mặt khác, âm ngữ trị liệu tập trung cải thiện ngôn ngữ, từ việc phát triển từ vựng đến kỹ năng giao tiếp xã hội.

Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam là một tổ chức chuyên nghiệp tại Việt Nam với cam kết cung cấp các dịch vụ can thiệp hiệu quả cho trẻ tự kỷ chậm nói. Tại đây sử dụng một phương pháp kết hợp giữa tâm lý trị liệu và âm ngữ trị liệu để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững cho trẻ.

Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói phát triển ngôn ngữ toàn diện
Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói phát triển ngôn ngữ toàn diện

Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam tin rằng việc kết hợp giữa tâm lý trị liệu và âm ngữ trị liệu là cách tiếp cận hiệu quả nhất để giúp trẻ tự kỷ chậm nói. Đội ngũ chuyên gia tại đây tận dụng sức mạnh của cả hai phương pháp này để tạo ra một kế hoạch trị liệu toàn diện, cá nhân hóa và phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.

Trung tâm được biết đến nhờ vào đội ngũ nhân viên chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại. Với không gian rộng rãi và các phòng học khang trang, sạch sẽ, NHC Việt Nam mang đến môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho trẻ.

Qua việc đầu tư mạnh vào các học cụ và thiết bị cần thiết, Trung tâm hướng đến việc đáp ứng mọi nhu cầu dạy và học, từng bước giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.

Phương pháp trị liệu tâm lý kết hợp với trị liệu ngữ âm tại Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam được đánh giá là cực kỳ an toàn. Không có ảnh hưởng đến sức khỏe và không tác động trực tiếp đến cơ thể của trẻ. Điều này giúp quá trình hồi phục diễn ra tự nhiên và không gây ra bất kỳ biến chứng nào.

Tại đây thiết lập quy trình theo dõi chặt chẽ trẻ tự kỷ chậm nói, đảm bảo ghi nhận sự tiến bộ qua từng giai đoạn của quá trình trị liệu. Việc này giúp định rõ hướng đi và điều chỉnh phương pháp can thiệp theo từng cấp độ phát triển của trẻ.

Trung tâm đã chuẩn bị các giải pháp can thiệp thông qua các kênh online, sẵn sàng hỗ trợ 24/7 khi phụ huynh gặp vấn đề hoặc cần hướng dẫn cụ thể về cách giáo dục trẻ tại nhà.

Sau những buổi can thiệp tại Trung tâm, giáo viên sẽ gặp gỡ cha mẹ và chia sẻ nội dung học tập đã được thực hiện cũng như nhận xét về tiến trình của trẻ. Đồng thời, giáo viên sẽ lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía phụ huynh, từ đó cùng nhau đưa ra các phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất để hướng dẫn trẻ. 

Chất lượng trị liệu của NHC Việt Nam đã được kiểm chứng thông qua hàng ngàn trường hợp trẻ tự kỷ chậm nói được trị liệu hiệu quả. Đây là thành quả có được nhờ vào sự chuyên môn, tận tâm và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia tại trung tâm cùng với sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ từ phía gia đình và người chăm sóc.

Giáo viên hướng dẫn trẻ tự kỷ chậm nói thực hành trị liệu ngôn ngữ hiệu quả
Giáo viên hướng dẫn trẻ tự kỷ chậm nói thực hành trị liệu ngôn ngữ hiệu quả

Với sứ mệnh của mình, Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam tự hào là người đồng hành đáng tin cậy của phụ huynh và trẻ trong hành trình vượt qua những thách thức và đạt được thành công trong cuộc sống.

Nếu nghi ngờ con mình có dấu hiệu tự kỷ chậm nói, cha mẹ nên đưa trẻ đến Trung tâm giáo dục đặc biệt để được chẩn đoán và can thiệp sớm nhất có thể.

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 235 Phố Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 66 876 123 hoặc 090 6818 123
  • Email: giaoducnhc@gmail.com
  • Website: giaoducnhc.vn
  • Facebook: FB.com/giaoducnhc

2. Chăm sóc tại nhà

Mỗi đứa trẻ tự kỷ chậm nói đều có nhu cầu và đặc điểm riêng biệt. Thông qua quan sát, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp nhất cụ thể:

  • Đưa trẻ đi dạo thường xuyên, cho trẻ tiếp xúc với mọi thứ xung quanh
  • Đọc sách, hát và cho trẻ nghe nhạc để con lặp lại những gì vừa được nghe
  • Tạo cơ hội cho con được gặp gỡ, vui chơi với bạn bè cùng trang lứa
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ giao tiếp như bảng chữ cái, hình ảnh, đồ chơi học tập
  • Cho trẻ chơi đồ chơi nhiều màu sắc, cấu tạo khác nhau
  • Dạy con những từ đơn giản và dễ hiểu trước với ngôn ngữ cơ thể hoặc hình ảnh trực quan
  • Khen ngợi, động viên khi con có tiến bộ 
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tốt cho hoạt động não bộ
  • Cha mẹ nên tránh bắt chước ngôn ngữ của trẻ
  • Cho con chơi trò chơi trực tuyến hoặc ứng dụng giáo dục để kích thích tương tác, giao tiếp trong khoảng thời gian nhất định
  • Trò chuyện và lắng nghe trẻ nhiều hơn, khuyến khích con đưa ra ý kiến của mình
Nhận được sự quan tâm từ cha mẹ giúp trẻ phát triển giao tiếp tốt hơn
Nhận được sự quan tâm từ cha mẹ giúp trẻ phát triển giao tiếp tốt hơn

Trẻ tự kỷ chậm nói là một trong những biểu hiện phổ biến của rối loạn tự kỷ, trong đó trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Việc điều trị rối loạn này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ và toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 749 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây