Chủ nhật, 07/07/2024, 07:18

Tìm hiểu hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia)

Bạn có từng cảm thấy tim đập nhanh, thở gấp và muốn thoát khỏi một không gian chật hẹp? Nếu câu trả lời là có, có thể bạn đang trải qua hội chứng sợ không gian hẹp, nỗi sợ phổ biến mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Tìm hiểu về nguyên nhân và cách đối phó với hội chứng này sẽ giúp bản thân vượt qua thách thức trong cuộc sống.

Hiểu đúng về hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia)

Hội chứng sợ không gian hẹp (claustrophobia) là nỗi sợ hãi tột độ khi bị mắc kẹt trong không gian kín, chật hẹp mà không có lối thoát. Người bệnh thường cảm thấy hoảng loạn khi phải ở trong hoàn cảnh như thang máy đông đúc, phòng không có cửa sổ, ô tô nhỏ hoặc thậm chí là mặc quần áo chật. Hội chứng này thuộc nhóm ám ảnh sợ hãi đặc trưng trong rối loạn lo âu, gây ra trạng thái sợ hãi vô cớ cùng hành vi né tránh những không gian kín.

Hội chứng sợ không gian hẹp là nỗi sợ hãi phi lý trước các không gian kín và hẹp

Khi đối mặt với không gian hẹp, người mắc hội chứng thường xuất hiện các triệu chứng như hoảng loạn, cảm giác bức bối và khó kiểm soát cảm xúc. Thống kê cho thấy khoảng 10% người Anh và 5% người Mỹ mắc phải claustrophobia, thường khởi phát từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Mức độ sợ hãi và các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian, gây cản trở lớn như hạn chế khả năng làm việc, gây căng thẳng trong các mối quan hệ và giảm lòng tự trọng. Do đó, việc nhận diện sớm và điều trị hội chứng này có thể giúp người bệnh kiểm soát nỗi sợ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hội chứng sợ không gian hẹp - Nguyên nhân do đâu?

Hiểu rõ nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hội chứng sợ không gian hẹp và những yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc phải không chỉ giúp nhận diện mà còn mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho người bệnh.

  • Phản xạ có điều kiện: Hội chứng sợ không gian hẹp có thể phát sinh từ phản xạ có điều kiện. Những trải nghiệm gây sang chấn như tai nạn máy bay, xe buýt, bị nhốt trong phòng kín nhiều ngày khiến người bệnh có phản ứng sợ hãi và hoảng loạn khi gặp phải các tình huống tương tự.

  • Di truyền: Claustrophobia có khả năng di truyền tương tự như các rối loạn tâm lý khác. Con cái có thể thừa hưởng các gen từ cha mẹ, dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng này. Những gen này có thể gây ra sự bất thường trong cấu trúc não làm gia tăng phản ứng sợ hãi vô lý và quá mức.

  • Yếu tố gia đình: Khi trẻ chứng kiến cha mẹ, người thân sợ hãi tột độ với không gian kín, trẻ có thể bị ảnh hưởng và dần hình thành nỗi sợ tương tự. Việc chứng kiến và bắt chước phản ứng của người thân có thể tạo ra nỗi sợ vô lý ở trẻ.

Nỗi sợ hãi không gian kín hình thành từ nhiều nguyên nhân không được xác định rõ ràng
  • Cấu tạo của hạch hạnh nhân: Amygdala là một cơ quan nhỏ trong não bộ chịu trách nhiệm điều hòa sự sợ hãi. Ở người mắc hội chứng sợ không gian hẹp, hạch hạnh nhân bên phải thường nhỏ hơn, gây ra phản ứng bất thường trước các tình huống không quá nghiêm trọng.

  • Trải nghiệm cá nhân: Những sự kiện trong quá khứ liên quan đến không gian hẹp và kín như bị nhốt trong phòng nhỏ, bị bắt cóc, lạm dụng, bị tai nạn ô tô,... có thể gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng, dẫn đến hội chứng sợ không gian hẹp.

Triệu chứng thường gặp ở hội chứng sợ không gian hẹp

Triệu chứng của hội chứng sợ không gian hẹp rất rõ ràng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Những biểu hiện này không chỉ gây khó chịu về mặt thể chất mà còn dẫn đến tình trạng sợ hãi kéo dài.

Triệu chứng sinh học của cơ thể:

  • Đổ mồ hôi liên tục và trở nên lo lắng

  • Khó thở, tăng thông khí, thở gấp, loạn nhịp tim

  • Buồn nôn, cảm thấy yếu hoặc chóng mặt

  • Cảm giác nóng như thiêu đốt

  • Tức ngực hoặc đau ngực

  • Cảm giác sợ hãi hoặc hoảng loạn dữ dội

Người mắc hội chứng liên tục có các triệu chứng hoảng loạn khó kiểm soát

Triệu chứng cảm xúc:

  • Cảm thấy lo lắng đang bao trùm

  • Cảm thấy cần phải rời khỏi không gian, địa điểm gây ra sợ hãi

  • Biết rõ nỗi sợ hãi là phi lý nhưng không thể vượt qua nó

  • Sợ bản thân mất kiểm soát

  • Sợ ngất xỉu trước tình huống gây ra nỗi sợ hãi

  • Cảm thấy sợ hãi cái chết có thể xảy ra

Phản ứng tự nhiên của cơ thể:

  • Tránh các yếu tố kích hoạt nỗi sợ như đi máy bay, tàu điện ngầm, thang máy, ô tô khi tham gia giao thông đông đúc

  • Luôn tìm kiếm lối ra trong mọi không gian khi bước vào

  • Sợ cửa sẽ đóng lại khi đang ở trong phòng

  • Ở những nơi đông người sẽ thường muốn đứng gần hoặc cạnh lối ra vào

Tác động tiêu cực của hội chứng sợ không gian hẹp

Hội chứng sợ không gian hẹp khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong công việc, khó phát huy hết năng lực và bị giới hạn cơ hội nghề nghiệp. Bệnh nhân thường từ chối những công việc được yêu cầu làm tại các tòa nhà cao tầng, văn phòng nhỏ hoặc quá đông người, khiến cho cơ hội được lựa chọn nghề nghiệp bị thu hẹp đáng kể.

Người mắc chứng này thường né tránh sử dụng các phương tiện như tàu điện ngầm, xe buýt, xe hơi mà chỉ chọn đi bộ, đi xe máy, xe đạp, gây ra nhiều vấn đề khi di chuyển. Trẻ nhỏ mắc hội chứng này cũng gặp khó khăn để tìm được môi trường giáo dục phù hợp vì dễ mất tập trung và sợ hãi trong các phòng học nhỏ, đông người và không có cửa sổ.

Hội chứng sợ không gian hẹp gây ra nhiều cản trở trong cuộc sống của người bệnh

Hơn nữa hội chứng còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti và thường chọn cách tự cô lập, tránh tiếp xúc với mọi người. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến bệnh nhân bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị và cơ hội kết nối xã hội.

Nếu không được điều trị đúng, hội chứng sợ không gian hẹp có thể tiến triển và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn lo âu xã hội. Những rối loạn này càng làm phức tạp thêm tình trạng của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Biện pháp khắc phục hội chứng sợ không gian hẹp

Có nhiều biện pháp khác nhau sau đây để giúp người bệnh giảm bớt nỗi sợ và kiểm soát các triệu chứng nhằm có được một cuộc sống bình thường hơn:

1. Liệu pháp hóa dược

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để điều trị hội chứng sợ không gian hẹp nếu tình trạng sợ hãi vượt quá tầm kiểm soát. Các loại thuốc này giúp giảm bớt chứng hoảng sợ và điều trị các triệu chứng thể chất bên trong cơ thể. Khi được kê đơn, thuốc thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp tâm lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Có hai loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị hội chứng sợ không gian hẹp:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm rất phổ biến trong điều trị hội chứng sợ không gian hẹp. Bác sĩ có thể chỉ định dùng chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) bởi chúng giúp làm tăng nồng độ các chất nội sinh trong não bộ, giảm lo âu và sợ hãi thái quá.

  • Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này được sử dụng để làm giảm các triệu chứng thể chất như nghẹt thở, đổ mồ hôi, đau ngực và choáng váng khi đối diện với tình huống gây sợ hãi.

Triệu chứng bệnh được cải thiện nhờ vào liệu pháp hóa dược

2. Tâm lý trị liệu

Khi cảm thấy bị sợ hãi, lo âu do hội chứng sợ không gian hẹp, hãy nên tìm đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ. Chuyên gia có thể giúp người bệnh đánh giá và điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả thông qua các biện pháp chuyên sâu, tái khám phá lại cuộc sống một cách thoải mái hơn.

Chuyên gia sức khỏe tâm thần thường áp dụng các phương pháp trị liệu như liệu pháp nhận thức hành vi CBT và liệu pháp tiếp xúc để giúp bệnh nhân khắc phục hội chứng sợ không gian hẹp. Trong khi CBT tập trung vào thay đổi cảm xúc bằng cách thay đổi cách suy nghĩ và hành vi thì liệu pháp tiếp xúc giúp bệnh nhân từ từ quen dần với những tình huống gây sợ hãi, giúp cơ thể và tâm trí thích nghi tốt hơn.

Để khắc phục hội chứng sợ không gian hẹp, tâm lý trị liệu là một phương pháp hiệu quả có thể áp dụng. Và Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam xuất hiện như một đơn vị uy tín để đáp ứng nhu cầu này, mang đến cho khách hàng thông tin đáng tin cậy và các giải pháp trị liệu tâm lý thích hợp, giúp khách hàng có thể tự tin và khôi phục sức khỏe tâm lý một cách toàn diện.

Trung tâm NHC Việt Nam giúp khách hàng khôi phục tâm lý bị tổn thương gây ra hội chứng khó khăn khác

Tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nhận biết và có biện pháp khắc phục hội chứng sợ không gian hẹp một cách hiệu quả. Trước hết, khách hàng sẽ được làm quen với Master Coach có kinh nghiệm trong việc mở khóa tiềm thức và giúp khám phá nguyên nhân gây ra hội chứng. Qua đó, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố tâm lý ẩn sau sự sợ hãi và lo âu.

NHC Việt Nam cũng tập trung giúp khách hàng gỡ bỏ những suy nghĩ và định nghĩa sai lệch trong tâm trí, từ đó hình thành dần dần mục tiêu sống mới tích cực hơn. Với cách này, khách hàng có thể phát triển năng lực tự thân và áp dụng kỹ năng này để giải quyết các vấn đề tương tự trong cuộc sống, tránh rơi vào tình trạng lo âu và sợ hãi có dấu hiệu tái phát.

Ngoài ra, Trung tâm cũng hướng đến việc giúp khách hàng chữa lành tổn thương tâm lý gây ra hội chứng sợ không gian hẹp và học cách quản lý cảm xúc hữu ích hơn. Nhờ vào sự chăm sóc và các phương pháp chuyên sâu, khách hàng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và khôi phục lại tâm trí cũng như cảm xúc.

NHC Việt Nam và các chuyên gia đảm bảo mang đến sự hiểu biết sâu sắc và các giải pháp thích hợp để giúp khách hàng vượt qua hội chứng sợ không gian hẹp một cách toàn diện và bền vững.

Chuyên gia mang đến phương pháp chuyên sâu giúp khách hàng vượt qua trở ngại tâm lý hiệu quả

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn đặt niềm tin của khách hàng lên hàng đầu và cam kết đem đến môi trường hỗ trợ lý tưởng để giúp khách hàng nhận biết và khắc phục hội chứng sợ không gian hẹp hiệu quả hơn. Quy mô của Trung tâm đảm bảo rằng từng khách hàng sẽ được tiếp cận với những phương pháp tốt nhất để khôi phục lại sức khỏe tổng thể thật bền vững.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

3. Các biện pháp hỗ trợ khác

Để kiểm soát sự sợ hãi và tránh hoảng loạn khi phải đối mặt với không gian hẹp và kín, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau:

  • Hít thở sâu trong ít nhất 3 lần để làm dịu cơ thể và tâm trí

  • Không tập trung suy nghĩ về những mối nguy hiểm có thể xảy ra như rơi từ thang máy hay tai nạn giao thông

  • Tập trung vào những thứ mang lại cảm giác an toàn như nhìn vào điểm nhìn xa, nghe nhạc yêu thích, nghĩ về những kỷ niệm tốt đẹp

  • Tưởng tượng mình đang ở một địa điểm an toàn và yên bình để điều chỉnh cảm xúc thật bình tĩnh

  • Thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cũng như cải thiện tâm trạng

  • Bảo đảm có đủ giấc ngủ chất lượng để cơ thể phục hồi và đối phó với căng thẳng

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện tâm trạng và cung cấp đủ năng lượng cần thiết

Thực hiện hoạt động yêu thích giúp mang lại cảm giác an toàn khỏi nỗi sợ hội chứng

Các biện pháp trên đây không chỉ giúp bệnh nhân kiểm soát được nỗi sợ hãi khi đối mặt với không gian hẹp và kín mà còn giúp duy trì sức khỏe tinh thần, cảm thấy thoải mái hơn trong trường hợp đầy khó khăn, thách thức.

Hội chứng sợ không gian hẹp là một vấn đề không nên xem nhẹ, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Nhận diện sớm cũng như áp dụng những phương pháp trị liệu phù hợp có thể giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ và có được cuộc sống thoải mái hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây