Chủ nhật, 07/07/2024, 05:35

Mặc cảm về ngoại hình (sợ xấu): Nguyên nhân và Cách khắc phục

Áp lực từ tiêu chuẩn cái đẹp đã ảnh hưởng đến tinh thần của nhiều người khiến họ trở nên tự ti về chính bản thân từ đó hình thành nên tâm lý mặc cảm về ngoại hình (sợ xấu). Tình trạng này đang dần trở nên phổ biến và biến tướng cực đoan hơn trong xã hội hiện nay.
Chứng mặc cảm về ngoại hình đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay
Chứng mặc cảm về ngoại hình đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay

Mặc cảm về ngoại hình là gì?

Mặc cảm về ngoại hình là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp khiến người mắc phải luôn cảm thấy không hài lòng với vẻ bề ngoài của mình. Chứng rối loạn này khiến người bệnh luôn chú ý tới những khuyết điểm về ngoại hình như vóc dáng, làn da mái tóc kể cả nhưng chi tiết nhỏ như móng tay, móng chân.

Họ thường cảm thấy căng thẳng, lo lắng và thậm chí sợ hãi trước viễn cảnh người khác sẽ chú ý đến những khiếm khuyết này, mặc dù chúng có thể là rất nhỏ nhặt. Để giải tỏa lo lắng, người bệnh thường tìm đến các phương pháp làm đẹp, thậm chí cả phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các biện pháp này, người bệnh vẫn tiếp tục cảm thấy bất an và lại tìm kiếm những khuyết điểm mới để lo lắng.

Nguyên nhân khiến con người mặc cảm về ngoại hình

Hiện nay, nguyên nhân gây ra chứng sợ xấu vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên một số yếu tố có thể liên quan đến việc hình thành của chứng rối loạn này có thể nhắc đến như:

  • Di truyền hoặc do sự tập nhiễm xã hội là một yếu tố hình thành chứng sợ xấu.
  • Người bệnh có tuổi thơ bất hạnh, ba mẹ hay người thân quá chú trọng vẻ bề ngoài và có thái độ, hành vi đối xử bất công với những đứa trẻ có thân hình “xấu xí”.
  • Bị mọi người xung quanh cô lập, tẩy chay vì ngoại hình khác biệt.
  • Quan niệm xã hội về ngoại hình ảnh hưởng đến học tập và cơ hội việc làm
  • Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) luôn thích sự cầu toàn dễ có nguy cơ mắc phải chứng mặc cảm về ngoại hình.
  • Những người mang khuyết tật bẩm sinh có nguy cơ mắc mặc cảm về ngoại hình cao hơn những người bình thường.
  • Người bệnh trải qua những trải nghiệm tiêu cực như bị bỏ rơi hoặc bị bạn đời phản bội cũng có thể góp phần vào việc hình thành mặc cảm này.
  • Những người mắc các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, trầm cảm,.... có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
  • Người bệnh đang mang thai có những thay đổi về ngoại hình.
  • Những người nhút nhát, tự ti, dễ mặc cảm dễ mắc phải chứng sợ xấu.  

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sợ xấu

Hội chứng sợ xấu xuất hiện khi người bệnh quá tập trung vào các khiếm khuyết về ngoại hình và thường phóng đại nỗi sợ này lên. Theo thống kê, hơn 50% những người bị chứng rối loạn này có xu hướng can thiệp dao kéo trên cơ thể, 15% người bệnh thường hay đi đến các phòng khám da liễu để chăm sóc da. Điều này không chỉ gây ra căng thẳng trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến tài chính của họ.

  • Tâm trạng thay đổi đột ngột, thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc căng thẳng về vấn đề liên quan đến ngoại hình.
  • Tự nhận thấy mình không đủ hoàn hảo, quá mức chú trọng vào những khiếm khuyết nhỏ hoặc không tồn tại.
  • Thái độ tự ti và tránh tránh xa các tình huống xã hội, gặp gỡ bạn bè hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội.
  • Dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với người khác.
  • Dành nhiều thời gian để tự tìm các khuyết điểm trên khuôn mặt đặc biệt là ở vùng mũi, mắt.
  • Thường xuất hiện ảo giác bản thân xấu xí, quỷ dị.
  • Những người mắc cảm về ngoại hình thường quan tâm đến các vấn đề như da không đều màu, lỗ chân lông to, mụn, sẹo hoặc những đặc điểm như mắt 1 mí, tóc mỏng, thân hình không cân đối. 
  • Yêu cái đẹp giành cả ngày chỉ để chăm sóc, làm đẹp cho bản thân.
  • Thường xuyên đề cập đến vấn đề thẩm mỹ, thích chạy theo xu hướng mới.
  • Liên tục khắc phục các khuyết điểm hiện tại để hài lòng bản thân, sau đó lại tìm thêm nhiều khiếm khuyết khác.
  • Yêu thích sự hoàn hảo, không chấp nhận mọi khuyết điểm dù là nhỏ nhất.
  • Có thái độ cực đoan trong việc cải thiện các khuyết điểm. Ví dụ như tập thể dục giảm cân bằng cách nhịn ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt thể chất.
  • Quá quan tâm tới những lời nhận xét của người xung quanh về ngoại hình, làn da, mái tóc.
  • Trường hợp nặng người bệnh có thể sinh ra các bệnh lý rối loạn tâm thần hoặc nguy hiểm hơn là tự tử vì không chấp nhận ngoại hình của bản thân.
Người bị mặc cảm ngoại hình thường dành nhiều thời gian tìm khuyết điểm bản thân
Người bị mặc cảm ngoại hình thường dành nhiều thời gian tìm khuyết điểm bản thân

Ảnh hưởng tiêu cực của chứng sợ xấu

Hiểu biết về hội chứng sợ xấu vẫn còn hạn chế trong xã hội hiện nay, khi nhiều người cho rằng đó chỉ là sự chú trọng đến hình thức bên ngoài. Thực tế, việc người bệnh quá quan tâm đến ngoại hình là để giảm cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi tự ngắm mình trong gương.

Mặc cảm về ngoại hình khiến người bệnh luôn sống trong tâm trạng căng thẳng, lo âu, sợ hãi khi bị phê phán. Nếu không được điều trị, những cảm xúc tiêu cực này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống.

Ngoài ra, người mắc hội chứng sợ xấu còn phải đối mặt với các vấn đề như sức khỏe, cân nặng, biến chứng từ việc nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Dành quá nhiều thời gian cho các biện pháp làm đẹp cũng ảnh hưởng đến học tập, công việc và khiến người bệnh gặp khó khăn trong duy trì, xây dựng các mối quan hệ thân thiết.

Việc đầu tư vào phẫu thuật thẩm mỹ khi thu nhập quá thấp không đủ trang trải cuộc sống đã vô tình tạo nên áp lực tài chính cho người bệnh. Sự mất ổn định này có thể dẫn đến các cảm xúc tiêu cực từ đó dẫn đến tâm trạng bi quan và có suy nghĩ tự tử, tự huỷ hoại bản thân.

Phương pháp khắc phục chứng mặc cảm về ngoại hình

Để tránh những hậu quả tiềm ẩn kéo dài, việc nhanh chóng thăm khám và điều trị cho những người cảm thấy mất tự tin về ngoại hình là cực kỳ quan trọng. Hiện nay, các bác sĩ chẩn đoán chứng sợ xấu được dựa vào tiêu chuẩn DSM-5 hoặc ICD-10 và thông qua triệu chứng lâm sàng để xác định bệnh lý. 

Để đối phó với chứng mặc cảm về ngoại hình, việc kết hợp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc là rất cần thiết. Tuy vậy, để vượt qua chứng sợ xấu yếu tố quan trọng nhất là người bệnh cần phải thay đổi suy nghĩ và chấp nhận bản thân với những đặc điểm không hoàn hảo và tìm kiếm nguồn tích cực mới trong cuộc sống.

Tâm lý trị liệu

Trị liệu tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc can thiệp hội chứng sợ xấu. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân điều chỉnh quan niệm và suy nghĩ về cái đẹp. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân nhận thức rằng tính cách và khả năng của họ mới thực sự quan trọng, còn ngoại hình chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống và công việc.

Tâm lý trị liệu là phương pháp đóng vai trò then chốt trong việc điều trị chứng sợ xấu
Tâm lý trị liệu là phương pháp đóng vai trò then chốt trong việc can thiệp chứng sợ xấu

Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân nhận ra rằng, tất cả mọi người ai cũng có khuyết điểm trên cơ thể và điều này là bình thường. Thay đổi cách suy nghĩ của người mắc chứng sợ xấu, giúp họ giảm bớt lo lắng về nhược điểm về ngoại hình và làm giảm tình trạng sợ hãi khi nhận lời phê phán từ người khác.

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là một địa điểm chuyên về việc áp dụng phương pháp nhận thức - hành vi (CBT) để giúp khách hàng vượt qua chứng mặc cảm về ngoại hình. Tại đây, các chuyên gia tâm lý đào tạo và có kinh nghiệm sẽ làm việc cùng khách hàng để hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này từ đó  đưa ra những liệu trình phù hợp cho từng cá nhân.

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) tại NHC tập trung vào việc giúp khách hàng điều chỉnh suy nghĩ và nhận thức, từ đó giảm bớt cảm xúc tiêu cực và thay đổi hành vi phản ứng. Thông qua phương pháp này, khách hàng có thể hiểu rõ hơn về chứng mặc cảm về ngoại hình của chính bản thân và học cách xử lý chúng một cách tích cực hơn. 

Với phương pháp này, khách hàng có cơ hội loại bỏ những gánh nặng "vô hình" và tìm lại sự thoải mái và lạc quan trong tâm thể. 

Bên cạnh việc điều chỉnh những quan niệm sai lầm, các chuyên gia tại Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam cũng sẽ hướng dẫn khách hàng nhận thức rằng giá trị của họ không hoàn toàn phụ thuộc vào ngoại hình từ đó học cách yêu thương bản thân dù trên cơ thể có nhiều khuyết điểm.

NHC áp dụng phương áp CBT giúp bệnh nhân vượt qua mặc cảm về ngoại hình
NHC áp dụng phương áp CBT giúp khách hàng vượt qua mặc cảm về ngoại hình

Ngoài ra, liệu pháp CBT tại NHC cũng có khả năng giảm các triệu chứng của các rối loạn tâm thần phổ biến khác như rối loạn ăn uống, trầm cảm và rối loạn lo âu từ đó mang lại sự tự tin và hạnh phúc cho khách hàng.

.TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Sử dụng thuốc

Sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh là nguyên nhân trực tiếp gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng về khiếm khuyết ngoại hình. Do đó, việc sử dụng thuốc là cần thiết để kiểm soát những triệu chứng này. 

Thuốc không chỉ giúp làm dịu tinh thần và phòng ngừa tình trạng hoảng loạn trong quá trình điều trị mà còn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với những người mắc phải nhiều rối loạn tâm thần khác nhau, việc sử dụng thuốc thường được xem là phương pháp chính song song với trị liệu tâm lý.

Một số loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị chứng sợ xấu bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc loạn thần và giảm căng thẳng, lo âu.
  • Thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất.
  • Thuốc tái tạo tế bào thần kinh giúp cải thiện tình trạng suy nhược do ăn uống, tập luyện không khoa học.

Tự khắc phục tại nhà

Tự khắc phục tại nhà là phương pháp an toàn, hỗ trợ cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và có khả năng tự chữa lành tốt. Một số cách tự chữa lành có thể nhắc đến như:
 

Chấp nhận bản thân là cách giúp người bệnh vượt qua mặc cảm về ngoại hình
Chấp nhận bản thân là cách giúp người bệnh vượt qua mặc cảm về ngoại hình
  • Chia sẻ với những người xung quanh: Chia sẻ với những người xung quanh là một cách tốt để tìm sự hỗ trợ và cảm thấy được đồng cảm. Khi chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của mình, bạn có thể nhận được lời khuyên và sự động viên từ người khác.
  • Kết bạn với những người mắc cùng bệnh lý: Kết bạn với những người cũng mắc phải hội chứng sợ xấu có thể giúp bạn cảm thấy không cô đơn và tìm hiểu những cách khác nhau để đối phó với vấn đề của mình.
  • Tham gia các hoạt động ý nghĩa: Tham gia các hoạt động như tình nguyện, học hỏi, hoặc tham gia cộng đồng có thể giúp bạn tập trung vào những điều tích cực và cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc sống.
  • Tránh xa nguồn tiêu cực: Hãy tránh xa nguồn tiêu cực như các trang mạng xã hội hay các nội dung độc hại có thể gây thêm lo lắng và ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.
  • Học cách giải tỏa căng thẳng: Học cách giải tỏa căng thẳng bằng cách thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thể dục, yoga, thiền, hoặc viết nhật ký. Việc này giúp giảm bớt căng thẳng và cảm giác lo lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự phục hồi.

Mặc cảm về ngoại hình đã trở thành một thách thức lớn đối với hàng triệu người trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chìa khóa để vượt qua nỗi mặc cảm này không phải là cố gắng tuân theo những tiêu chuẩn không thực tế mà là việc xây dựng sự tự tin từ bên trong và tự biết cách chăm sóc chính mình. Khi dành thời gian để hiểu và yêu quý, trân trọng những phẩm chất tích cực của bản thân, chúng ta sẽ tạo ra một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây