Chủ nhật, 07/07/2024, 06:47

10 Triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm cần chú ý can thiệp sớm

Rối loạn lo âu trầm cảm là một dạng rối loạn tổng hợp đặc trưng bởi các triệu chứng như mất kiểm soát, căng thẳng quá mức kéo dài, cảm xúc tiêu cực,... Việc nhận biết và khắc phục bệnh lý này sớm sẽ giúp người bệnh có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

 

Rối loạn lo âu trầm cảm là một dạng rối loạn tổng hợp 
Rối loạn lo âu trầm cảm là một dạng rối loạn tổng hợp

Tổng quan về rối loạn lo âu trầm cảm

Rối loạn lo âu trầm cảm là một dạng rối loạn hỗn hợp có các triệu chứng đặc trưng của cả hai bệnh lý rối loạn lo âutrầm cảm. Người bệnh khi mắc chứng rối loạn này sẽ phải trải qua các cảm giác như căng thẳng, mất hứng thú, mất ngủ, mệt mỏi,...

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu trầm cảm được chia thành hai nhóm chính: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Cụ thể như sau:

Yếu tố bên trong:

  • Di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thành viên trong gia đình có tiền sử mắc các  rối loạn tâm thần thì khả năng cao thế hệ sau cũng được hưởng một phần gen di truyền đó.
  • Sức khỏe: Những người mắc bệnh hiểm nghèo có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu trầm cảm hơn người bình thường.
  • Mất cân bằng serotonin và norepinephrine: Đây là các chất dẫn truyền thần kinh giúp ổn định cảm xúc của con người. Việc mất cân bằng của hai hoạt chất này sẽ gây ra các triệu chứng của rối loạn lo âu trầm cảm. 
  • Tâm lý không ổn định: Người bệnh gặp các vấn đề như áp lực công việc, học tập, gia đình hoặc trải qua các cuộc chia ly, mất mát  dẫn đến stress, căng thẳng, mệt mỏi, điều này cũng góp phần gây ra rối loạn âu lo trầm cảm.

Yếu tố bên ngoài:

  • Môi trường: Môi trường sống, công việc, học tập căng thẳng hoặc không lành mạnh là một yếu tố gây ra chứng rối loạn này.
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng thuốc lá, chất kích thích có thể ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh từ đó hình thành chứng rối loạn lo âu trầm cảm.

10 triệu chứng giúp bạn nhận biết rối loạn lo âu trầm cảm

Rối loạn lo âu trầm cảm có thể xuất hiện ở tất cả độ tuổi và không phân biệt giới tính vì vậy, việc nhận biết và hiểu rõ các triệu chứng của bệnh lý này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện sớm và áp dụng những biện pháp điều trị kịp thời.

1. Sức khỏe thể chất giảm

Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý như cảm cúm hoặc đau dạ dày bởi chúng có đặc điểm nhận biết tương tự nhau dẫn đến việc người bệnh thường bỏ qua và không điều trị kịp thời.  

  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi không giảm đi sau khi nghỉ ngơi khiến người bệnh uể oải, mất tập trung vào công việc.
  • Đau đầu: Đau đầu do căng thẳng stress thường xuyên có thể là một dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang bị rối loạn lo âu trầm cảm.
  • Đau nhức cơ bắp: Cảm giác đau nhức ở các cơ trên cơ thể có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, nó ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động hằng ngày của người bệnh.
  • Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy có thể là kết quả việc người bệnh bị căng thẳng quá độ.
  • Ngủ không đủ hoặc ngủ quá nhiều: Thay đổi trong thói quen ngủ bao gồm khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu và trầm cảm.
  • Thay đổi cân nặng: Thay đổi đột ngột trong cân nặng bao gồm cả việc tăng cân hoặc giảm cân bất thường có thể phản ánh sự bất ổn trong tâm trạng và cảm xúc.

2. Cảm giác bất lực 

Cảm giác bất lực là một triệu chứng không thể thiếu của chứng rối loạn lo âu, người bệnh thường phải trải qua việc mất kiểm soát cảm xúc, nóng giận vô cớ và không tin tưởng vào bản thân. 

Cảm giác bất lự là triệu chứng điển hình của rối loạn âu lo trầm cảm
Cảm giác bất lự là triệu chứng điển hình của rối loạn âu lo trầm cảm


Họ có thể thấy thất vọng, mất niềm tin về tương lai và thường cảm thấy bản thân không xứng đáng nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Cảm giác này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và stress nặng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

3. Mất hứng thú

Mất hứng thú là một trong những dấu hiệu nhận biết chính của rối loạn lo âu trầm cảm, triệu chứng này khiến cho người bệnh cảm thấy chán nản, không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội, sở thích cá nhân hoặc thậm chí là công việc hằng ngày. Tình trạng mất hứng thú diễn ra trong một khoảng thời dài gây mất cân bằng, sự ổn định trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 

4. Thường xuyên lo âu, lo lắng

Người mắc bệnh rối loạn lo âu trầm cảm thường phải trải qua những cảm xúc lo lắng, căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống thường ngày. Cảm giác lo âu có thể xuất hiện một cách đột ngột và không thể lường trước. Tình trạng này làm suy yếu tinh thần và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ của người bệnh. 

5. Kém tập trung

Chứng rối loạn lo âu trầm cảm khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, chú ý trong công việc hoặc hoạt động hàng ngày. Họ có thể dễ dàng bị phân tâm bởi những suy nghĩ lo lắng, tiêu cực khiến cho việc hoàn thành công việc đúng thời hạn trở nên khó khăn hơn.

6. Ăn không ngon

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng có thể khiến người bệnh bị mất vị giác hoặc có những sai lệch trong việc phân biệt mùi vị thức ăn. Khi con người ở trạng thái căng thẳng, stress quá độ cơ thể sẽ kích thích tuyến yên sản xuất adrenocorticotropin (hormone tăng cảm giác căng thẳng) quá trình này ảnh hưởng đến hoạt động các giác quan như khứu giác, vị giác của người bệnh.

7. Căng thẳng, bồn chồn

Đây là trạng thái tinh thần phổ biến của những người mắc rối loạn lo âu trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác, người bệnh thường phải trải qua cảm giác căng thẳng, lo lắng không lý do dẫn đến sự bồn chồn và không yên tâm về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

Rối loạn lo âu trầm cảm khiến người bệnh có triệu chứng căng thẳng, bồn chồn
Rối loạn lo âu trầm cảm khiến người bệnh có triệu chứng căng thẳng, bồn chồn

Triệu chứng này khiến người bệnh trở nên cực kỳ nhạy cảm khi đối mặt với các tình huống khó khăn. Họ có xu hướng suy diễn mọi vấn đề một cách thái quá, dành nhiều thời gian suy nghĩ về những kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra, thậm chí khi không có bằng chứng nào chứng minh điều đó

8. Run, khô miệng

Tình trạng này xuất hiện khi tâm lý người bệnh mất ổn định, các trạng thái căng thẳng, lo lắng, stress trở nên mất kiểm soát và ngày càng thái quá khiến cho cơ thể tăng cường sản xuất hormone căng thẳng (adrenocorticotropin) dẫn đến hiện tượng đắng, khô miệng và mất vị giác.

Khi mắc rối loạn lo âu trầm cảm hệ thống thần kinh của cơ thể sẽ thúc đẩy sản xuất hormone adrenaline và cortisol các hoạt chất này kích thích sự giãn nở mạch máu, nhịp tim làm cho người bệnh có tình trạng run rẩy không thể kiểm soát. 

9. Có ý nghĩ tự tử

Đây là trạng thái tâm lý nguy hiểm cảnh báo mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn lo âu trầm cảm. Người bệnh không thể chịu đựng được áp lực công việc, cuộc sống, họ bị mất phương hướng khi đối mặt với vấn đề. Điều này khiến họ bất lực trước những khó khăn từ đó sinh ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực dẫn đến hành vi tự tử.

Tự tử là trạng thái tâm lý nguy hiểm của rối loạn lo âu trầm cảm
Tự tử là trạng thái tâm lý nguy hiểm của rối loạn lo âu trầm cảm

10. Giảm ham muốn tình dục

Người mắc chứng rối loạn lo âu trầm cảm thường có biểu hiện căng thẳng, stress làm suy giảm ham muốn tình dục. Tình trạng này thường biểu hiện qua sự mất đi hứng thú và mong muốn trong hoạt động giao phối, điều này gây ra căng thẳng và xung đột trong các mối quan hệ, khiến người bệnh mất tâm trạng và sự tự tin.

Ảnh hưởng của rối loạn lo âu trầm cảm

Rối loạn lo âu trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh cụ thể như sau:

  • Tâm trạng: Người mắc rối loạn lo âu  trầm cảm thường trải qua các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, buồn bã hoặc trống rỗng. Họ có thể cảm thấy mất hứng thú và niềm vui trong cuộc sống.
  • Mối quan hệ: Rối loạn lo âu trầm cảm có thể gây ra sự căng thẳng và xung đột trong mối quan hệ, gây suy yếu các mối liên kết gia đình và bạn bè. Người bệnh có thể trở nên xa cách và không muốn tương tác xã hội.
  • Sức khỏe: Chứng rối loạn này gây ra các vấn đề về sức khỏe như giảm ham muốn tình dục, mất ngủ, đau đầu và vấn đề về tiêu hóa. Sự căng thẳng và lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm suy yếu sức khỏe tổng thể.
  • Hiệu suất làm việc: Người mắc rối loạn lo âu trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc tập trung và hoàn thành công việc, họ luôn luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
  • Khả năng tư duy: Rối loạn lo âu trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy logic của người bệnh. Họ gặp khó khăn trong việc suy nghĩ rõ ràng và đưa ra quyết định có trách nhiệm.

Điều trị dứt điểm rối loạn âu lo trầm cảm

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm rối loạn âu lo trầm cảm tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục bệnh lý này thông qua việc sử dụng thuốc và áp dụng liệu pháp can thiệp như tâm lý trị liệu và tự điều trị tại nhà.

1. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc sẽ được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu. Dựa vào các triệu chứng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ có thể quyết định sử dụng một số loại thuốc khác nhau, bao gồm:

  • Thuốc chống lo âu: Các loại thuốc như benzodiazepines hoặc nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như lo lắng và căng thẳng của người bệnh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Những loại thuốc này có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng trầm cảm của người bệnh. Một số thuốc chống trầm cảm như Moclobemide, Antipsychotics hoặc Selective Serotonin Reuptake inhibitors (SSRIs) cũng có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng liên quan đến rối loạn lo âu trầm cảm.
  • Thuốc ổn định tâm trạng: Các loại thuốc như lithium hoặc lamotrigine có thể được sử dụng để kiểm soát tâm trạng người bệnh.

Việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lo âu trầm cảm  cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

2. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu đang là phương pháp được giới y khoa ưu tiên sử dụng vì nó mang tính an toàn cho người bệnh. Thay vì chỉ tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng bề ngoài của rối loạn lo âu trầm cảm thì  liệu pháp này chú trọng giải quyết các vấn đề cốt lõi bên trong tâm trí của người bệnh. 

Giảm thiểu triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm bằng tâm lý trị liệu
Giảm thiểu triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm bằng tâm lý trị liệu

Phương pháp tâm lý trị liệu không chỉ hỗ trợ người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu trầm cảm mà còn giúp họ phát triển các kỹ năng tự quản lý và giải tỏa cảm xúc của bản thân. Tâm lý trị liệu không chỉ mang lại lợi ích lâu dài trong việc ngăn chặn sự tái phát của bệnh lý mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của người bệnh.

Trung tâm Tâm lý Trị Liệu NHC Việt Nam là địa chỉ cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn âu lo và các rối loạn tâm thần khác. NHC được thành lập với mong muốn giúp những người mắc chứng rối loạn lo âu trầm cảm tìm lại bản thân và hướng đến tương lai hạnh phúc.

NHC Việt Nam đặc biệt tận tâm và cam kết trong việc chữa lành các chứng rối loạn lo âu và trầm cảm thông qua phương pháp tâm lý trị liệu. Phương pháp này không chỉ nhằm vào việc giảm bớt các triệu chứng bên ngoài mà còn tập trung vào giải quyết các nguyên nhân cốt lõi của vấn đề trong tâm trí của người bệnh.

Sự tận tâm của NHC được thể hiện qua việc cung cấp một môi trường an toàn và ủng hộ cho người bệnh. Đây nơi họ có thể chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm của mình một cách tự nhiên và không lo bị đánh giá hay soi mói điều này rất quan trọng trong việc trị liệu.

Bên cạnh đó, trong quá trình can thiệp chứng rối loạn lo âu trầm cảm NHC không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ 1:1 với bệnh nhân mà còn giúp bệnh nhân học hỏi thêm các kiến thức để có thể quản lý cảm xúc, suy nghĩ của bản thân sau khi liệu trình trị liệu kết thúc.

NHC đồng hành cùng bệnh nhân trong việc điều trị rối loạn lo âu trầm cảm
NHC đồng hành cùng bệnh nhân trong việc trị liệu rối loạn lo âu trầm cảm

Ngoài ra, NHC sẽ  liên tục theo dõi và điều chỉnh liệu pháp can thiệp theo tiến triển và phản hồi của bệnh nhân. NHC Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc giúp người bệnh vượt qua các rối loạn lo âu trầm cảm, mang lại sự cải thiện đáng kể cho chất lượng cuộc sống của họ.

.TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

3. Tự chữa lành

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự chữa trị ở nhà bằng một số biện pháp sau:

  • Thiền và yoga
  • Tập thể dục
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời
  • Nhờ đến sự giúp đỡ từ người thân
  • Tìm sở thích, thú vui mới

Chứng rối loạn lo âu trầm cảm là một rối loạn tổng hợp ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh bởi các triệu chứng như bồn chồn, lo lắng… Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý và có thể tìm ra phương pháp khắc phục nó kịp thời.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây