Thứ sáu, 05/07/2024, 19:58

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? 3 Cách kiểm soát bệnh

"Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?" là một câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi của rất nhiều người. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp mắc rối loạn đều nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh lý này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không? Giải đáp chi tiết

Rối loạn lưỡng cực hay rối loạn hưng-trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần khiến người mắc phải thay đổi tâm trạng một cách thất thường. Bệnh lý này thường biểu hiện qua việc đột ngột hưng phấn, năng động nhưng nhiều lúc lại buồn bã, trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực được chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn hưng cảm, giai đoạn trầm cảm và giai đoạn hỗn hợp. Biểu hiện của bệnh lý này theo từng giai đoạn là khác nhau và các giai đoạn này xuất hiện xen kẽ và liên tục theo một chu kỳ. Rối loạn lưỡng cực xuất hiện nhiều nhất ở những người trên 30 tuổi và không phân biệt giới tính.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra căn bệnh rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên một số yếu tố được cho rằng có thể tác động lên chứng bệnh này có thể nhắc tới như: di truyền, mất căng bằng nội tiết tố, rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, rối loạn lo âu, căng thẳng, áp lực công việc, gia đình,...

Chứng bệnh này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, tâm lý và các mối quan hệ xung quanh của người bệnh.  

Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày 

Rối loạn lưỡng cực gây ra những biến đổi tâm trạng đột ngột, từ trạng thái cực kỳ phấn khích, năng động đến trạng thái trầm cảm và mất hứng thú.

Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có hành vi phấn khích quá đà, mất khả năng tập trung, đưa ra nhiều ý tưởng lớn nhưng không thể thực hiện được. Ngược lại, ở giai đoạn trầm cảm người bệnh bị mất hứng thú, trầm lặng và luôn có những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.
 

Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực gặp các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày
Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực gặp các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày

Biến đổi tâm trạng đột ngột cũng ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân của người mắc bệnh. Trong giai đoạn hưng cảm, họ có thể bỏ qua việc ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ và thường có những thói quen không lành mạnh như sử dụng rượu bia, các chất gây nghiện. Ở giai đoạn trầm cảm, họ có thể mất hứng thú, năng lượng để thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi và không có động lực để thực hiện các hoạt động hàng ngày như tắm, thay quần áo hoặc thậm chí là vệ sinh cá nhân đơn giản. 

Ảnh hưởng đến tâm lý

Người mắc bệnh đang ở trong giai đoạn trầm cảm họ thường trải qua những trạng thái tinh thần tiêu cực như tự trách bản thân, cảm thấy vô vọng và mất niềm tin vào tương lai. Cảm xúc này có thể trở nên cực kỳ tồi tệ và khó kiểm soát.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, sự đau khổ và cảm giác tuyệt vọng trong giai đoạn trầm cảm có thể đẩy người bệnh đến việc tìm kiếm cách giải thoát thông qua hành vi tự hại bản thân hoặc tự tử.

Rối loạn lưỡng cực không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng hàng ngày của người mắc bệnh, mà còn có thể tăng nguy cơ cho các bệnh lý tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, tự kỷ,...

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Trong giai đoạn hưng cảm, người mắc rối loạn lưỡng cực thường có trạng thái quá khích, tăng động và tự tin một cách bất thường. Họ tin rằng bản thân có tài năng vượt trội hơn những người khác, người bệnh luôn có những ý tưởng, kế hoạch viển vông mà không cân nhắc đến rủi ro, hậu quả. Điều này làm cho mọi người xa lánh và nghĩ họ là một kẻ “điên”.

Ngoài ra, cảm xúc thái quá cũng khiến người bệnh có hành vi trêu chọc những người xung quanh mà không để ý hoàn cảnh, điều này biến họ trở thành trò cười cho mọi người bàn tán và bị đánh giá là kém duyên.

Ảnh hưởng của bệnh rối loạn lưỡng cực khiến người bệnh có những ý tưởng điên rồ
Ảnh hưởng của bệnh rối loạn lưỡng cực khiến người bệnh có những ý tưởng điên rồ

Người bệnh có thể nói nhiều, liên tục mà không kiểm soát được nội dung câu chuyện. Các ý kiến của họ thường không hoàn chỉnh và không rõ ràng do thiếu sự tập trung, suy nghĩ. Điều này khiến người bệnh gặp vấn đề trong giao tiếp và gây bất đồng trong cuộc trò chuyện.

Từ những ảnh hưởng trên có thể xác định được rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần mà còn tác động đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. 

Tình trạng biến đổi tâm trạng đột ngột trong rối loạn lưỡng cực có thể dẫn đến tự tử, gây ra căng thẳng trong mối quan hệ xã hội, gia đình và một số vấn đề liên quan đến tài chính và nghề nghiệp. 

3 cách kiểm soát rối loạn lưỡng cực

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, người bệnh có thể khắc phục triệu chứng của bệnh lý này thông qua việc sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu hoặc tự chữa lành tại nhà.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp áp dụng cho trường hợp người bệnh không thể kiểm soát các triệu chứng rối loạn của bản thân hoặc có những cảm xúc, hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực được chia thành 2 nhóm chính: Thuốc ổn định khí sắc, thuốc chống loạn thần.

Thuốc ổn định khí sắc: 

  • Lithium: Loại thuốc này có từ những năm 1960, nó có công dụng giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng hưng-trầm cảm của rối loạn lưỡng cực. Hiệu quả của loại thuốc này tương đối cao tuy nhiên, Lithium gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng vì vậy các bác sĩ thường rất hạn chế dùng nó trong việc điều trị.
  • Thuốc chống co giật:  Valproate Sodium và Carbamazepine là hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Hiệu quả của nó cao hơn Lithium tuy nhiên loại thuốc này không có tác dụng trong việc phòng ngừa tái phát bệnh.  

Nhóm thuốc chống loạn thần:

  • Clozapine và Olanzapine: Đây là hai loại thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai mang lại hiệu quả tương đối cao trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực, ít tác dụng phụ với người sử dụng hơn. Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như:  Risperidone, Quetiapine, Ziprasidone và Aripiprazole tuy nhiên hiệu quả của những thuốc này chưa được chứng minh rõ ràng.

Người bệnh khi chọn phương pháp dùng thuốc để điều trị rối loạn lưỡng cực cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hoặc ngừng sử dụng khi chưa có chỉ định của các chuyên gia.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu thường được thực hiện khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Trong trường hợp bệnh đã nghiêm trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất liệu pháp này thường được kết hợp với nhiều phương pháp trị liệu khác.

Khắc phục rối loạn lưỡng cực bằng phương pháp tâm lý trị liệu
Khắc phục rối loạn lưỡng cực bằng phương pháp tâm lý trị liệu

Trị liệu tâm lý là phương pháp tiên tiến, hiện đại được các chuyên gia ưu tiên sử dụng trong việc trị liệu các bệnh tâm trí trong đó có rối loạn lưỡng cực. Liệu pháp này mang lại hiệu quả cao, an toàn cho khách hàng, giúp họ có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong đầu tiên tại nước ta trong việc sử dụng phương pháp can thiệp an toàn vào việc trị liệu các bệnh tâm trí. Quy mô và trang thiết bị tại NHC luôn được chú trọng đầu tư để khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Trung tâm.

Các bệnh nhân phản hồi bản thân sau quá trình can thiệp đã có thể trở lại cuộc sống trước đây, lấy lại niềm vui và thoải mái hơn so với việc sử dụng thuốc để trị liệu rối loạn lưỡng cực.  

Quá trình trị liệu rối loạn lưỡng cực tại NHC luôn được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng trước khi ứng dụng vào việc trị liệu cho khách hàng. Mỗi khách hàng khi bắt đầu tiến hành trị liệu sẽ được tư vấn và khám tổng quát sau đó các chuyên gia sẽ lên phác đồ trị liệu thích hợp cho từng bệnh nhân.

Trong quá trình can thiệp các chuyên gia có thể kết hợp với nhiều phương pháp khác như NLP hoặc phương pháp nhận thức-hành vi. Sự kết hợp của các liệu pháp sẽ giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhanh hơn và tránh được tình trạng tái bệnh.

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC là địa chỉ uy tín trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực
Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC là địa chỉ uy tín trong việc trị liệu rối loạn lưỡng cực

Ngoài ra, NHC còn cung cấp một số dịch vụ khác như:

  • Trị liệu trầm cảm
  • Trị liệu rối loạn lo âu
  • Trị liệu Rối loạn cảm xúc
  • Hỗ trợ tâm lý học đường
  • Đồng hành cùng học sinh
  • Trị liệu chứng mất ngủ
  • Trị liệu Stress – Căng thẳng mệt mỏi
  • Hòa hợp mối quan hệ
  • Tìm điểm cân bằng trong cuộc sống

Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến tâm trí, Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy trong việc hỗ trợ, trị liệu các chứng bệnh tâm thần.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Tự chữa lành

Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu mắc rối loạn lưỡng cực và bệnh chưa phát triển nặng thì bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp tự chữa lành tại nhà như:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục đều đặn 
  • Học thiền và tập Yoga
  • Tham gia các hoạt động ngoại khoá
  • Tìm kiếm những sở thích mới
  • Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tránh xa nguồn tiêu cực

Như vậy câu hỏi “rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?” đã được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết này. Hi vọng với những điều chúng tôi chia sẻ ở trên có thể giúp bạn nhận biết và phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 749 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây