Thứ sáu, 05/07/2024, 20:04

Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách can thiệp

Chậm nói là vấn đề đáng quan ngại hiện nay, rất nhiều gia đình có con nhỏ đang gặp phải. Trẻ chậm nói có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau với biểu hiện đa dạng theo từng độ tuổi. Cha mẹ nên trang bị thêm kiến thức về tình trạng này để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn, tránh những ảnh hưởng lâu dài.
Nhiều gia đình hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng chậm nói ở trẻ
Nhiều gia đình hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng chậm nói ở trẻ

Trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói là một dạng rối loạn phổ tự kỷ thuộc hội chứng do rối loạn phát triển thần kinh và não bộ. Tình trạng này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm và truyền đạt thông tin bằng lời nói ngay cả khi bé đã đạt đến độ tuổi phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói được chia thành ba dạng:

  • Trẻ chậm nói đơn thuần
  • Trẻ chậm nói do các khuyết tật về não bộ hoặc gặp vấn đề liên quan đến rối loạn phát triển.
  • Trẻ có khuyết tật bẩm sinh ở các cơ quan phát âm như miệng, lưỡi, thanh quản,...

Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói

Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho rằng liên quan đến tình trạng này có thể nói đến như:

  • Di truyền: Trẻ chậm nói có thể là hậu quả của việc trong gia đình có ba hoặc mẹ hay cả hai có tiền sử mắc các bệnh lý như tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ hay một số rối loạn tâm thần khác. Những cặp sinh đôi cùng trứng có giới tính nam-nam có tỷ lệ mắc chứng chậm nói cao gấp 5 lần cặp sinh đôi nữ-nữ. 
  • Khuyết tật bẩm sinh: Trẻ từ khi sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh liên quan đến tai, mũi, họng hoặc trong quá trình sinh nở gặp tai nạn ảnh hưởng đến não bộ như xuất huyết não, viêm màng não.
  • Môi trường: Trong quá trình mang thai, sản phụ tiếp xúc với nguồn nước, thức ăn, không khí không đảm bảo ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi gây ra một số bệnh về hô hấp, rối loạn phát triển ở trẻ.
  • Tâm lý: Trẻ có thể trải qua những biến cố tâm lý hoặc cú sốc trong quá khứ dẫn đến việc trẻ thu mình lại từ đó hình thành chứng chậm nói. Ngoài ra, ba mẹ quá bận rộn, không có thời gian quan tâm chăm sóc con cũng có thể là một trong những lý do khiến trẻ bị chậm nói.

Một số phụ huynh cho rằng con mình bị chậm nói là điều bình thường và không có gì đáng lo ngại, bé sẽ phát triển ngôn ngữ trong những năm tiếp theo. Chính sự chủ quan này đã vô tình khiến tình trạng chậm nói của trẻ ngày càng nặng và khó khắc phục hơn.

Tình trạng trẻ chậm nói bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau 
Tình trạng trẻ chậm nói bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau 

Trong một số trường hợp, chứng chậm nói ở trẻ chỉ mang tính tạm thời có thể khắc phục được. Tuy nhiên, tình trạng trẻ chậm nói cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo con đang gặp các bệnh lý nguy hiểm như: tự kỷ, bại não, dính thắng lưỡi,... 

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Chứng chậm nói ở trẻ qua từng độ tuổi là không giống nhau. Vì vậy, ba mẹ cần linh hoạt và theo dõi con nhiều hơn để có thể phát hiện và có phương án can thiệp càng sớm càng tốt.

Trẻ 3-4 tháng

Đối với một đứa trẻ bình thường ở độ tuổi 3-4 tháng, bé bắt đầu phản ứng và tiếp nhận những gì ba mẹ truyền đạt. Mặc dù, con vẫn còn non nớt và chưa thể nói chuyện nhưng trẻ có khả năng nhạy cảm với tiếng động và ngôn ngữ giao tiếp từ môi trường xung quanh.

Trẻ bị chậm nói trong giai đoạn 3-4 tháng có những biểu hiện sau:

  • Con không có phản ứng đáp lại khi ba mẹ, người lớn kêu tên hoặc các tiếng động mạnh xung quanh.
  • Trẻ không phát ra các âm thanh gầm gừ hoặc có hành vi quấy nhiễu ba me.
  • Trẻ không thể nghe hay xác định được các âm thanh quen thuộc như đồ chơi hoặc tiếng gọi của ba mẹ.

Trẻ 7 tháng

  • Trẻ mắc hội chứng chậm nói không thể bập bẹ một vài từ ngữ đơn giản như "ma ma", "ba ba" hoặc lặp lại các nguyên âm khác như "b", "a ",... như những đứa bé bình thường.
  • Bé không biết sử dụng ngôn ngữ hình thể để giao tiếp hoặc phản ứng với tiếng gọi của ba mẹ.

Trẻ 12 tháng 

  • Không có phản ứng đáp lại khi được gọi
  • Trẻ không thể phát âm hay sử dụng các từ ngữ đơn giản như “ba”, “mẹ” đôi khi bé không thể diễn đạt nhu cầu, mong muốn cá nhân của bản thân.
  • Con không thể thực hiện được một số động tác như tạm biệt, gật, lắc đầu,...
  • Trẻ có thái độ thờ ơ với những sự việc diễn ra xung quanh

Trẻ 15 tháng 

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý định hoặc mong muốn.
  • Thụ động trong việc đòi hỏi, không thể nói một câu hoàn chỉnh.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết và nhại lại các âm thanh, từ ngữ nghe được.
  • Vẫn không có phản ứng khi được ba mẹ, thầy cô gọi tên. 

Trẻ 18 -23 tháng

  • Vốn từ của trẻ bị hạn hẹp.
  • Trẻ gặp các vấn đề như phát âm không rõ ràng, rành mạch, nói lắp,...
  • Thụ động trong việc học thêm nhiều từ vựng mới.
  • Không thể phân biệt các bộ phận trên cơ thể.
  • Tư duy của trẻ chậm phát triển khiến trẻ không thể hiểu được các mệnh lệnh đơn giản như “không được sờ vào nó”,...
  • Không có phản ứng với các câu hỏi của ba mẹ.

Trẻ 24 tháng 

  • Trẻ không thể nói được một câu dài hoặc các câu có cấu trúc phức tạp.
  • Trẻ ngại giao tiếp.
  • Bé không có khả năng thực hiện các cuộc giao tiếp đơn giản với ba mẹ 
  • Chỉ biết nhại lại những câu đơn giản.
  • Không thể tương tác với ba mẹ.
  • Không thể phân biệt những đồ vật xung quanh.
Trẻ 24 tháng tuổi ngại giao tiếp khi mắc hội chứng chậm nói
Trẻ 24 tháng tuổi ngại giao tiếp khi mắc hội chứng chậm nói

Trẻ 25-35 tháng

  • Không thích giao tiếp, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô.
  • Trẻ nói lắp, nói lan man, phát âm không chuẩn, không nói được một câu hoàn chỉnh.
  • Khả năng ghi nhớ bị hạn chế.

Trẻ 3-4 tuổi

  • Trẻ nói chuyện cộc lốc, không biết sử dụng các đại từ nhân xưng như mẹ, ba, con, cô,...
  • Trẻ không thể hiểu những câu hỏi ngắn như “sáng nay con ăn gì ?” hoặc “ con có muốn đi công viên không ?”,...
  • Trẻ nói lan man, không rõ ràng khiến việc truyền đạt gặp khó khăn.
  • Nói lắp, không thể phát âm tròn vành rõ chữ.
  • Không quan tâm đến việc học tập.
  • Trẻ sợ hãi khi phải rời xa ba mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Không thích giao tiếp với bạn bè, thầy cô.

4 Phương pháp can thiệp trẻ chậm nói

Chậm nói là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý như rối loạn tâm thần, tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu ở trẻ,... Tình trạng này nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của con.

1. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, việc trò chuyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ học hỏi thêm một số từ vựng mới. Phụ huynh khi trò chuyện, giao tiếp với bé cần sử dụng các câu hỏi đơn giản, từ ngữ dễ hiểu để con có thể tiếp thu và học hỏi nhanh hơn.

Ngoài ra, trong quá trình giao tiếp ba mẹ cần khuyến khích và khen ngợi con càng nhiều càng tốt mỗi khi bé đưa ra một câu trả lời đúng. Hành động khuyến khích, khen ngợi con sẽ khiến trẻ có động lực học tập hơn.

Ba mẹ cần tránh việc xung đột, cãi vã trong quá trình trò chuyện trẻ để tránh trường hợp trẻ bị ám ảnh tâm lý từ đó dẫn đến việc xa lánh, không thích trò chuyện, gần gũi với phụ huynh. Việc nói chuyện để khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ cần một thời gian dài vậy nên ba mẹ cần hết sức kiên nhẫn và kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất.

2. Cho con tham gia hoạt động ngoài trời

Tham gia hoạt động ngoài trời không chỉ hỗ trợ tạo ra một môi trường học tập tự nhiên mà còn là một cơ hội để khám phá và phát triển các kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ của trẻ.

Tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ
Tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ

Hoạt động ngoài trời có thể giúp trẻ tương tác với môi trường xung quanh, khám phá những loài cây, cỏ, động vật và tham gia vào các trò chơi, hoạt động thể chất. Điều này không chỉ hỗ trợ con nâng cao sức khoẻ mà còn phát triển tư duy học hỏi của bé.

Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động ngoài trời còn khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc trò chuyện với người lớn và bạn bè đồng trang lứa. Từ đó hỗ trợ con học hỏi thêm nhiều từ vựng và giảm thiểu triệu chứng của chậm nói.

3. Hạn chế cho con sử dụng điện thoại, Ipad

Ba mẹ cần hạn chế việc sử dụng Ipad và điện thoại của trẻ và khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn để bé phát triển từ vựng và khả năng giao tiếp. Đôi khi, việc hạn chế sử dụng thiết bị điện tử sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng nghiện điện thoại và dành nhiều thời gian cho các hoạt động như đọc sách, tương tác xã hội và khám phá tự nhiên.

4. Phương pháp giáo dục đặc biệt 

Ba mẹ cần có phương pháp giáo dục trẻ chậm nói phù hợp để giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn. Phụ huynh có thể sử dụng hình ảnh, âm nhạc để giúp con nhận biết những đồ vật xung quanh và học từ vựng dễ dàng.

Phương pháp giáo dục đặc biệt hỗ trợ giảm triệu chứng chậm nói ở trẻ
Phương pháp giáo dục đặc biệt hỗ trợ giảm triệu chứng chậm nói ở trẻ

Trung tâm Tâm lý giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam là địa chỉ tiên phong áp dụng các phương pháp giáo dục đặc biệt cho những trẻ có khuyết tật về trí tuệ, hành vi, cảm xúc nói chung và chậm phát triển ngôn ngữ nói riêng.

NHC Academy sử dụng âm ngữ trị liệu trong việc trị liệu chứng chậm nói ở trẻ. Liệu pháp can thiệp này sử dụng hình ảnh, âm thanh để kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ từ đó hỗ trợ phát triển tư duy học hỏi, khả năng giao tiếp cho bé.

Ngoài ra, âm ngữ trị liệu còn hỗ trợ bé cải thiện phát âm nhờ vào các bài tập liên quan đến vận động lưỡi và cơ hàm giúp trẻ nói to và tròn vành rõ chữ hơn.

Một số ưu điểm của Trung tâm Tâm lý giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam trong việc can thiệp trẻ chậm nói:

  • Phương pháp trị liệu an toàn, không dùng thuốc, không để lại tác dụng phụ.
  • Tìm ra nguyên nhân gốc rễ từ đó đưa ra hướng trị liệu giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp.
  • Phương pháp trị liệu độc quyền.
  • Lộ trình trị liệu bám sát theo tình trạng chậm nói của trẻ, NHC cam kết giải quyết tận gốc vấn đề gây nên bệnh lý.
  • Đảm bảo thông tin của khách hàng được bảo mật tuyệt đối
  • Cam kết sau trị liệu trẻ có thể dứt điểm tình trạng chậm nói.
  • Không để lại biến chứng.
  • Trẻ có thể tự tin giao tiếp, vui chơi với bạn bè sau quá trình trị liệu.
  • Tất cả trẻ đặc biệt khi đến NHC Academy đều được đối xử công bằng. 
NHC Academy đồng hành với trẻ chậm nói giúp bé phát triển toàn diện
NHC Academy đồng hành với trẻ chậm nói giúp bé phát triển toàn diện

Nếu bạn đang có con gặp các vấn đề về cảm xúc, hành vi NHC Academy sẽ là một lựa chọn an toàn, hiệu quả  trong việc khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ.

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 235 Phố Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 66 876 123 hoặc 090 6818 123

  • Email: giaoducnhc@gmail.com

  • Website: giaoducnhc.vn

  • Facebook: FB.com/giaoducnhc

Hi vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về chứng chậm nói ở trẻ. Từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của con.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 749 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây