Thứ năm, 04/07/2024, 13:13

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân, cách nhận biết và can thiệp

Rối loạn lo âu ở trẻ em là một vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến nhiều em nhỏ trên toàn thế giới. Việc phải trải qua các cảm giác lo lắng, sợ hãi hay căng thẳng quá mức có thể khiến trẻ gặp phải những tác động nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của chúng.
Rối loạn lo âu ở trẻ em khiến chúng trở lên lo sợ khi phải đến trường
Rối loạn lo âu ở trẻ em khiến chúng trở lên lo sợ khi phải đến trường

Bệnh rối loạn lo âu ở trẻ em là gì?

Trẻ bị rối loạn lo âu trải qua một mức độ lo âu không tỉnh táo hoặc quá mức so với tình huống thực tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, gây ra cảm giác không thoải mái và cản trở trong việc học tập, giao tiếp xã hội và các hoạt động khác.

Điều này dễ dàng nhìn thấy ở một đứa trẻ có thể trải qua cơn hoảng loạn khi phải rời khỏi cha mẹ để đi học hoặc lo lắng quá mức về việc phải đối diện với cô giáo ở lớp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10 - 20% trẻ em trên toàn cầu trải qua các vấn đề liên quan đến tâm lý và lo âu là một trong những vấn đề phổ biến nhất. Tại Mỹ, theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) có khoảng 7,1% (4,4 triệu) trẻ em từ 3 - 17 tuổi bị ảnh hưởng bởi rối loạn lo âu trong năm 2016.

Cách nhận biết rối loạn lo âu ở trẻ em

Nhận biết trẻ bị rối loạn lo âu có thể khó khăn vì nhiều biểu hiện có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề phát triển hoặc hành vi bình thường của trẻ. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chính có thể giúp phát hiện rối loạn lo âu ở trẻ em:

  • Trẻ thường xuyên than phiền về cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc stress.
  • Lo sợ quá mức về việc đi học, xa ba mẹ hoặc khi các em tham gia những hoạt động xã hội.
  • Trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè hoặc tránh xa các hoạt động mà trước đây chúng thích thú.
  • Khó tập trung, dễ bị phân tâm hoặc quên các nhiệm vụ dù là đơn giản nhất.
  • Cáu gắt, dễ bị kích động hoặc có hành động hung hăng với bạn bè, người thân.
  • Trẻ hay than phiền về đau bụng, đau đầu, buồn nôn hoặc các triệu chứng khác mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Các em thường khó ngủ, mệt mỏi hoặc kém tập trung.
  • Thành tích học tập của trẻ giảm sút hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ.
  • Tránh xa các hoạt động xã hội hoặc thể thao mà trước đây trẻ tham gia.
Khi bị rối loạn lo âu trẻ thường có biểu hiện nhút nhát, rụt rè
Khi bị rối loạn lo âu trẻ thường có biểu hiện nhút nhát, rụt rè

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn lo âu

Đặc điểm di truyền được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn lo âu ở trẻ em. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình từng có lịch sử bệnh án bị rối loạn lo âu, khả năng trẻ sẽ gặp phải vấn đề tương tự là rất cao.

Bên cạnh đó, những biến cố căng thẳng như ly hôn của bố mẹ, chuyển trường, bị bắt nạt hoặc mất đi người thân yêu có thể gây ra những tổn thương tâm lý sâu sắc, khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi kéo dài.

Ngoài ra, không gian sống thiếu sự an toàn, thiếu tình cảm và sự hỗ trợ cần thiết từ gia đình là một nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở trẻ em. Nếu thiếu điều kiện này, chúng dễ trở nên căng thẳng bởi vì các em nhỏ phát triển tốt nhất trong một môi trường ấm áp, yêu thương và được chăm sóc chu đáo. 

Không chỉ vậy, các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có thể đi kèm với rối loạn lo âu ở trẻ em. Một số bệnh lý y tế hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc có khả năng dẫn đến nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu ở trẻ em có ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng lo âu thường xuyên sẽ gây ra những rắc rối lớn trong việc học tập và hoạt động xã hội của trẻ. Sự lo lắng, căng thẳng liên tục khiến trẻ khó tập trung, dễ sao nhãng và gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thành tích học tập sa sút, ảnh hưởng đến triển vọng tương lai của trẻ.

Bệnh rối loạn lo âu ở trẻ em còn làm suy giảm đáng kể khả năng giao tiếp và gắn kết của các em với bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh. Nhiều trẻ nhỏ có xu hướng trở nên rụt rè, tự ti và thậm chí tránh né các hoạt động xã hội vì sự lo lắng quá độ.

Về mặt sức khỏe thể chất, trẻ có thể gặp phải các vấn đề như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, buồn nôn hay các rối loạn về ăn uống. Trong trường hợp trầm trọng, vấn đề lo âu thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch, hô hấp và miễn dịch ở các em.

Mặt khác, rối loạn lo âu cũng tác động mạnh đến sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ. Nhiều trẻ bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi, hoảng loạn và thường xuyên gặp các cơn lo âu đỉnh điểm khó kiểm soát. Điều này khiến chúng dễ trở nên kích động, có các phản ứng bất thường và khó hiểu với các tình huống hằng ngày.

Rối loạn lo âu ở trẻ em có ảnh hưởng đến khả năng học tập của chúng
Rối loạn lo âu ở trẻ em có ảnh hưởng đến khả năng học tập của chúng

Các phương pháp can thiệp phổ biến cho rối loạn lo âu ở trẻ em

Can thiệp sớm các giải pháp cho trẻ em bị rối loạn lo âu là rất quan trọng để giúp chúng phát triển một cách khỏe mạnh và tự tin. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến có thể áp dụng cho các em mà phụ huynh cần biết.

1. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được can thiệp tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và động không lành mạnh của trẻ, giúp các em phát triển các kỹ năng và biết cách để quản lý tốt hơn cảm giác lo lắng và căng thẳng.

CBT thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý hoặc nhà trị liệu. Họ sẽ làm việc cùng trẻ và gia đình để xây dựng một kế hoạch điều trị cụ thể, đưa ra các mục tiêu rõ ràng và theo dõi trong tiến trình. Quá trình điều trị có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn lo âu và sự tiến bộ của trẻ.

2. Tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia

Khi phát hiện triệu chứng rối loạn lo âu ở trẻ em, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ tâm lý sẽ có kiến thức chuyên môn sẽ đánh giá tình trạng của trẻ một cách chính xác, đồng thời tìm ra nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của rối loạn.

Một lộ trình cụ thể từ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sẽ vô cùng hiệu quả để can thiệp tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ em. Và Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là địa chỉ tin cậy để cha mẹ cho trẻ tìm đến để tham vấn tâm lý.
 

NHC Việt Nam dẫn đầu trong việc cung cấp dịch vụ chữa lành tâm bệnh cho khách hàng
NHC Việt Nam dẫn đầu trong việc cung cấp dịch vụ chữa lành tâm bệnh cho khách hàng

Với đội ngũ chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng các lộ trình trị liệu tâm lý chuyên sâu, được thiết kế riêng biệt phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các chương trình được đặt ra dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học vững chắc, đảm bảo tính hiệu quả và khoa học trong quá trình can thiệp.

Khi đến với NHC, mỗi trẻ em sẽ được các chuyên gia tư vấn và lên kế hoạch liệu trình phù hợp với nguyên nhân, tình trạng và mức độ của rối loạn lo âu. Điều này giúp tối ưu hiệu quả trị liệu và rút ngắn thời gian can thiệp. Một số lộ trình điển hình như chương trình khai vấn 12 giờ bao gồm 6 buổi trị liệu trực tiếp và 12 buổi từ xa hoặc liệu trình cơ bản 35 ngày với 20 tiếng trị liệu 1:1 trong vòng 5 tuần.

Bên cạnh đó, NHC Việt Nam cũng cam kết đồng hành và hỗ trợ trẻ trong cuộc sống thường nhật cho đến khi chúng thực sự lấy lại được cân bằng tâm lý và sức khỏe tinh thần ổn định. Chính sự tận tâm và đồng hành suốt quá trình của NHC sẽ giúp các em nhỏ vượt qua nỗi ám ảnh lo âu, phát triển một cách toàn diện.

Hoạt động dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng, NHC đã được cấp phép hoạt động và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý. Với mục tiêu đem lại dịch vụ an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng, các liệu pháp tại Trung tâm Tâm lý NHC được thiết kế phù hợp cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai, sau sinh hay đang cho con bú. 

Bên cạnh đó, NHC cũng cam kết nếu khách hàng không hài lòng với dịch vụ, NHC sẵn sàng hoàn trả 100% chi phí đã đóng góp, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của một đơn vị chuyên nghiệp.

Bệnh nhân rối loạn lo âu rất nên tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý để cải thiện
Chuyên gia tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ bị rối loạn lo âu

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

3. Hỗ trợ từ phụ huynh

Sự đồng hành, quan tâm và động viên của cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, yên tâm hơn trong quá trình điều trị rối loạn lo âu. Phụ huynh có thể hỗ trợ con bằng nhiều cách khác nhau.

Cha mẹ cần phải sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với con. Điều này giúp trẻ cảm thấy mình không bị bỏ rơi, kỳ thị vì tình trạng sức khỏe bất thường. Đồng thời, phụ huynh cũng nên khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi phù hợp để tăng cường kỹ năng giao tiếp và tự tin.

4. Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp trẻ bị rối loạn lo âu nặng, việc sử dụng thuốc có thể được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa để giúp kiểm soát triệu chứng. Các loại thuốc thường được kê đơn cho trẻ gặp phải tình trạng này bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hoặc thuốc ổn định tâm trạng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi các em dùng thuốc như buồn ngủ, chóng mặt, khó tập trung hoặc thay đổi cân nặng. Vì vậy, thuốc thường được kết hợp với các liệu pháp hành vi nhận thức và tư vấn tâm lý và sự giúp đỡ từ người thân để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cha mẹ nên có hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân, cách nhận biết và các phương pháp can thiệp hiệu quả để đối phó với tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ em một cách hiệu quả. Bởi vì mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có một tuổi thơ đẹp đẽ và hạnh phúc, không bị ám ảnh bởi những cảm xúc tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 744 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây