Thứ ba, 02/07/2024, 10:36

Ho nhiều về đêm nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả

Ho nhiều về đêm không chỉ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Tình trạng này cần được cải thiện để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Nguyên nhân gây ho nhiều về đêm

Ho là phản xạ có lợi với có thể, giúp loại bỏ dị vật, làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, ho nhiều về đêm lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe, gây khó ngủ, mất ngủ, khiến người bệnh uể oải, khó chịu. 

Ho nhiều về đêm
Ho nhiều về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra

Ho thường xảy ra nhiều về đêm là do khi nằm xuống, chất nhầy bắt đầu đọng lại, chảy xuống cổ họng. Dẫn đến kích thích các cơ thần kinh quanh họng, từ đó gây ra ho. Có 2 nguyên nhân chính gây ho nhiều về đêm gồm:

  • Do tác nhân bên ngoài: Ho nhiều về đêm có thể do người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn hoặc các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Hoặc do người bệnh hút thuốc lá thường xuyên, hít phải khói thuốc lá hoặc môi trường sống ô nhiễm. 
  • Do bệnh lý: Ho nhiều về đêm đa phần có liên quan đến một bệnh lý nào đó, thường là các bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, thuyên tắc phổi mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn… 

Ngoài ra, tình trạng ho có thể có liên quan đến một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển… 

Ho nhiều về đêm cảnh báo các bệnh lý nào?

Nếu tình trạng ho thường hay xảy ra vào ban đêm, có kèm theo các triệu chứng khác, chứng tỏ bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó. Ho nhiều gây khó ngủ, mất ngủ, khiến người bệnh phải thức giấc nhiều về đêm. Điều này gây thiếu năng lượng, xuống tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Ho nhiều về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc các bệnh lý sau:

1. Cảm lạnh, cảm cúm

Ho là triệu chứng đặc trưng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Đa phần các bệnh nhân cảm cúm thường bị ho nhiều hơn về đêm, do dịch nhầy ở mũi và cổ họng tăng lên, chảy xuống họng gây kích ứng. 

Biểu hiện bệnh:

  • Ho ở bệnh cảm cúm là ho khan, ho có đờm trắng, kèm theo rét run, vã mồ hôi, khát nước. Ngoài ra còn có triệu chứng nghẹt mũi, khụt khịt ở 1 hoặc 2 bên mũi, có kèm theo chảy nước mũi trong. 
  • Ho ở bệnh cảm lạnh thường kèm theo sốt, hơi hơi, sổ mũi, đờm có màu trắng. Các triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm, không gây nguy cơ viêm phổi, bội nhiễm. 

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Ho nhiều về đêm rất có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh gây ra những cơn ho đột ngột, do acid dạ dày trào ngực lên thực quản, gây kích thích cổ họng. 

Triệu chứng bệnh:

  • Ho, khó nuốt, nóng rát vùng thượng vị
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Hôi miệng, có vị chua trong miệng. 

3. Hen suyễn

Triệu chứng ho của bệnh hen suyễn có xu hướng nặng hơn vào ban đêm. Một số người mắc hen suyễn có triệu chứng ho về đêm. Ho nhiều đến mức không thể nào ngủ được. Trong khi ban ngày lại bình thường, không có triệu chứng bất thường nào cả. 

Ho nhiều về đêm do hen suyễn
Trẻ có thể bị ho nhiều về đêm do bệnh hen suyễn gây ra

Triệu chứng bệnh:

  • Ho tái đi tái lại nhiều lần
  • Co thắt lồng ngực
  • Khó thở, thở khò khè, nặng ngực
  • Hụt hơi khi vận động, thích nghi kém với thời tiết… 

4. Viêm xoang

Viêm xoang gây tăng tiết nhầy vào ban đêm, khi người bệnh nằm ngủ, dịch nhầy thường chảy xuống cổ họng gây ho. Các cơn ho do viêm xoang thường là ho dữ dội, nghiêm trọng, giảm đi khi dịch nhầy được tống ra ngoài. 

Triệu chứng bệnh:

  • Ho kèm theo đau đầu, đau trán, mắt
  • Chảy nước mũi màu vàng lục
  • Đau họng, có đờm trong họng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nghẹt ở 1 hoặc 2 bên mũi…

5. Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau là tình trạng dịch tiết chảy xuống họng thay vì mũi gây ho. Hội chứng này thường kéo dài, triệu chứng này thường đi kèm dị ứng, nhiễm trùng xoang, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp…

Triệu chứng bệnh:

  • Ho nhiều về đêm
  • Đau họng, ngứa họng
  • Buồn nôn, cảm giác kích thích vùng họng

6. Một số bệnh lý khác

Bên cạnh những bệnh lý có triệu chứng ho nhiều về đêm đặc trưng đã đề cập, tình trạng ho có thể liên quan đến một số bệnh lý khác như:

  • Viêm phế quản: Ho thường kèm theo mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, khó thở, có đờm xanh hoặc vàng. 
  • Viêm phổi: Ho dai dẳng kéo dài, khó thở, thở nhanh, thở gấp, kèm theo sốt ớn lạnh run người. 
  • Bệnh lao phổi: Bệnh gây ra triệu chứng ho nhiều về đêm, kèm theo đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi trộm về đêm, sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều, người mệt mỏi, gầy yếu, ăn không ngon miệng. 

Đôi khi, tình trạng ho thường xuyên vào ban đêm có liên quan đến các bệnh như ho gà, xơ nang, dị ứng, thuyên tắc phổi mạn tính… 

Cách điều trị ho nhiều về đêm 

Ho nhiều về đêm cần được can thiệp, điều trị để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Cách điều trị tình trạng này như sau:

Điều trị tại nhà 

Với những trường hợp ho nhẹ, mới khởi phát, có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà để làm giảm triệu chứng bệnh. Cách làm như sau:

  • Dùng thảo dược thiên nhiên: Các thảo dược thiên nhiên như gừng tươi, hẹ, tỏi, cam thảo, cát cánh, xạ can… có hiệu quả tốt trong việc giảm ho, trị ho khan, ho có đờm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 
  • Chườm ấm vùng cổ: Có thể dùng 1 chiếc khăn sạch thấm nước ấm hoặc dùng túi chườm ấm, chườm lên vùng cổ. Thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ hoặc khi cơn ho xuất hiện. 
  • Kê cao đầu và cổ: Xếp chồng vài chiếc gốc để nâng cao đầu và cổ nhằm làm thông thoáng đường hô hấp, tránh tích tụ chất nhầy gây kích ứng cổ họng.
  • Uống đồ nóng, ấm: Thức uống ấm, nóng có thể làm dịu cổ họng, làm loãng chất nhầy, giảm kích thích, giảm ho. Bạn có thể uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ 30 phút  - 1 tiếng để giảm ho.  
  • Bấm huyệt trị ho: Bấm huyệt dũng tuyền, huyệt xích trạch, huyệt thái uyên hoặc huyệt phế du đều có thể tăng cường lưu thông khí huyết, giảm ho nhiều về đêm. 
Bấm huyệt dũng tuyền trị ho
Bấm huyệt dũng tuyền trừ hư hỏa, trị ho do nhiễm lạnh

Thăm khám bác sĩ

Ho do viêm phế quản, viêm họng, cúm, cảm lạnh có thể thuyên giảm khi các bệnh này biến mất. Tuy nhiên, nếu ho do viêm xoang, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh lý khác, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được can thiệp, điều trị. 

Tùy vào tình trạng, nguyên nhân bệnh mà chứng ho nhiều về đêm sẽ được điều trị bằng phương pháp phù hợp. Tình trạng ho được đánh giá là nghiêm trọng khi có các dấu hiệu sau:

  • Ho ra máu
  • Sốt, khó thở, nôn mửa
  • Từ ho khan chuyển sang ho có đờm
  • Đau ngực, giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Ho kéo dài trên 3 tuần, ho dai dẳng không khỏi

Cách chăm sóc cho người bị ho nhiều về đêm

Người bị ho nhiều về đêm cần biết cách tự chăm sóc bản thân đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh. Cách chăm sóc sức khỏe như sau:

  • Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ tác nhân gây kích ứng, dẫn lưu dịch mũi
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tốt nhất từ 1.5 - 2 lít nước, bao gồm nước ấm, nước trái cây, nước canh, trà thảo mộc…
  • Giữ ấm vùng cổ, gáy và chân khi thời tiết lạnh, khô, có thể dùng máy tạo ẩm đối với phòng điều hòa khi không khí khô quá mức
  • Tắm nước ấm để thư giãn cơ thể, làm loãng chất nhầy, làm thông thoáng đường thở
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nên giặt chăn, vỏ đệm, vỏ gối, ga giường bằng nước nóng ở 54.4 độ C để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, đa dạng các nhóm dưỡng chất để nâng cao sức khỏe. 

Ho nhiều về đêm có thể không nguy hiểm nếu tình trạng này chỉ mới xuất hiện, không kèm theo triệu chứng bất thường khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài dai dẳng trên 3 tuần hoặc nghi ngờ liên quan đến bệnh lý, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. 

THAM KHẢO THÊM:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 728 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây