Chủ nhật, 07/07/2024, 06:51

7 Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì cha mẹ cần quan tâm

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một bệnh lý tâm thần xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và khiến trẻ mất đi hứng thú, niềm vui trong cuộc sống. Việc cha mẹ quan tâm, hiểu biết về chứng bệnh này đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của con cái.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì xuất hiện ở độ tuổi khoảng từ 13-18
Trầm cảm ở tuổi dậy thì xuất hiện ở độ tuổi khoảng từ 13-18

Trầm Cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Dậy thì là giai đoạn đánh dấu cột mốc phát triển chuyển từ trẻ em sang trưởng thành của con người. Trong khoảng thời gian này, bé có những biến đổi về tư duy, suy nghĩ, vóc dáng, thể chất,... điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi. Ngoài ra, tình trạng hormone không ổn định trong giai đoạn chuyển đổi cũng khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Trầm cảm tuổi dậy thì là một dạng rối loạn tâm thần xuất hiện trong giai đoạn từ 13 đến 18 tuổi. Chứng bệnh này khiến trẻ gặp các vấn đề như tâm trạng buồn bã, mất hứng thú, tự ti. Những cảm xúc này thường kéo dài và tạo áp lực lên tâm trí của trẻ gây khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động hàng ngày, học tập và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân và ảnh hưởng 

Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó có thể nói đến như:

  • Mất cân bằng hormone: Sự biến đổi mạnh mẽ về hormone như estrogen ở phụ nữ, testosterone ở nam giới là một trong những yếu tố chính gây ra các biến đổi cảm xúc và tâm trạng trong giai đoạn dậy thì. Sự thay đổi này có thể làm cho trẻ cảm thấy bất ổn và khó kiểm soát cảm xúc của mình từ đó dẫn đến các rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì.

  • Thiếu sự đồng cảm và lo lắng: Khi không có sự đồng cảm, lo lắng từ gia đình hoặc những người xung quanh, trẻ có thể cảm thấy cô đơn và không được ủng hộ. Điều này khiến trẻ có cảm giác bị cô lập từ đó tăng nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn lo âu, stress, rối loạn giấc ngủ và trầm trọng hơn là tự huỷ hoại bản thân.

  • Áp lực học tập: Yếu tố này thường là một trong những áp lực lớn nhất đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì. Sự kỳ vọng từ phía gia đình và giáo viên cùng với áp lực để đạt được thành tích cao trong học tập có thể gây ra căng thẳng, lo lắng cho trẻ.

  • Tư duy tiêu cực: Trẻ có thể bắt chước những suy nghĩ tiêu cực từ môi trường xã hội hoặc các mẫu người tiêu cực trong cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến sự tự ti khiến trẻ thu mình với mọi người xung quanh. 

  • Yếu tố khác: Trẻ gặp các vấn đề như rối loạn lo âu, chấn thương sọ não, rối loạn tâm thần, ba mẹ có tiền sử trầm cảm,... 

Áp lực học tập khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Áp lực học tập khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì không chỉ là vấn đề về tâm lý mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. Chứng bệnh khiến bé có cảm giác buồn bã, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi,... Sự xáo trộn về suy nghĩ, cảm xúc khiến trẻ trở nên nóng tính, bé hay la hét, cào cấu, trút giận lên những người xung quanh bằng những lời nói, hành vi tiêu cực. Điều này có thể làm cho tâm lý và tinh thần gặp áp lực dẫn đến các rối loạn tâm thần ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì thường có xu hướng tách biệt bản thân với mọi thứ xung quanh gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè. Suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung là một tác hại của chứng bệnh này gây ra khiến trẻ bị giảm sự tự tin, hiệu suất, thành tích học tập.

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì thường bị các bậc phụ huynh nhầm lẫn với nổi loạn ở tuổi dậy thì vì chúng cùng xuất hiện ở độ tuổi 13-18 tuổi và có những triệu chứng tương tự nhau. Điều này gây ra sự hiểu lầm và làm cho việc nhận biết chứng bệnh này trở nên khó khăn hơn.  

Thay đổi tâm trạng và cảm xúc

Đối với trầm cảm ở tuổi dậy thì việc thay đổi tâm trạng và cảm xúc của trẻ không đơn giản là một "phần của quá trình lớn lên" mà là biểu hiện của một trạng thái tâm lý không ổn định. Các biểu hiện như tâm trạng buồn bã, cảm giác tự ti, sự căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn tác động đến việc học tập và các quan hệ xã hội của bé.

Thay đổi hormone trong giai đoạn tuổi dậy thì có thể gây ra mất cân bằng trong hệ thống cảm xúc của trẻ dẫn đến các biểu hiện không kiểm soát được như tức giận, la hét và quát mắng bố mẹ hoặc bạn bè. Trong một số trường hợp, sự tức giận có thể trở nên đặc biệt dữ dội và khó kiểm soát gây ra những hậu quả tiêu cực cho mối quan hệ gia đình và xã hội. 

Buồn bã, chán nản

Cảm giác buồn bã và chán nản là một dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này, trẻ trải qua nhiều biến động cảm xúc và thay đổi tâm trạng do sự tăng hormone và áp lực từ môi trường xã hội. Sự buồn bã và chán nản không chỉ là biểu hiện của sự mất hứng thú và cảm giác trống rỗng mà còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như tự ti, mất tự tin và lo lắng. 

Buồn bã chán nản là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trầm cảm ở tuổi dậy thì
Buồn bã chán nản là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trầm cảm ở tuổi dậy thì

Cảm giác buồn bã và chán nản là một phản ứng tự nhiên khi bé phải đối mặt với những thách thức và áp lực mới trong cuộc sống hàng ngày. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và làm việc.

Cảm giác căng thẳng và lo lắng

Tâm trạng căng thẳng và lo lắng là những cảm xúc phổ biến mà trẻ trải qua trong quá trình tuổi dậy thì nhưng chúng cũng có thể là những dấu hiệu của trầm cảm. 

Trong giai đoạn này, trẻ phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía như trường học, gia đình, bạn bè, xã hội. Sự phát triển về mặt tâm lý, suy nghĩ, thể chất khiến trẻ tự đặt ra những tiêu chuẩn và so sánh bản thân với người khác. Điều này có thể dẫn đến sự tự ti và gây ra cảm giác căng thẳng, lo lắng của trẻ.

Thay đổi hành vi và hoạt động hàng ngày

Trẻ khi mắc hội chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì thường có những thay đổi nhất định trong hành vi và hoạt động hằng ngày. Các dấu hiệu cụ thể gồm:

  • Tránh xa xã hội: Trẻ trở nên nhút nhát và không muốn ra ngoài tham gia các hoạt động xã hội hay các cuộc vui chơi cùng các bạn trang lứa. Bé luôn tìm cách trốn tránh việc đến những bữa tiệc sinh nhật hoặc nơi đông người, điều này khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các vấn đề như tự kỷ, sợ giao tiếp xã hội,...
  • Giảm hoạt động thể chất: Trẻ có thể giảm hoạt động thể chất và không muốn tham gia vào các hoạt động vận động hoặc thể thao mà bản thân yêu thích.
  • Tự ti: Trẻ có cái tôi cao hơn bình thường, dễ tự ái khi có ai đó nói lời trêu chọc. Điều này khiến trẻ thu mình lại và thường xuyên tự phê bình, so sánh bản thân với những người khác.

Thay đổi chế độ sinh hoạt 

Khi bị trầm cảm trẻ có thể trở nên không quan tâm hoặc lơ là đối với việc ăn uống. Bé có thể ăn ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường, đôi khi lại thèm ăn các loại thực phẩm không lành mạnh hoặc dễ dàng bỏ bữa.

Một số trẻ có thể dùng thức ăn làm phương tiện để kiểm soát cảm xúc tức giận, lo lắng của bản thân trong giai đoạn trầm cảm ở tuổi dậy thì. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng và sức khỏe của trẻ mà còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường và các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.

Hành vi chống đối

Hành vi cãi lời là một biểu hiện phổ biến của trầm cảm ở tuổi dậy thì, trẻ thường thể hiện sự bất mãn và căng thẳng bằng cách phản kháng hoặc từ chối thực hiện các yêu cầu từ người lớn. Trong giai đoạn này, bé có thể cảm thấy mất kiểm soát về cảm xúc và thường thể hiện sự không hài lòng hoặc bất đồng ý kiến.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì khiến trẻ xuất hiện hành vi cãi lời ba mẹ
Trầm cảm ở tuổi dậy thì khiến trẻ xuất hiện hành vi cãi lời ba mẹ

Có ý định tự sát, từ hành hạ bản thân

Trong những trường hợp nghiêm trọng của trầm cảm ở tuổi dậy thì, trẻ có thể phát triển ý định tự sát hoặc ý định tổn thương bản thân thông qua hành vi hành hạ. Bé có thể cảm thấy mất hy vọng và không thể nào thoát khỏi cảm giác đau đớn, tuyệt vọng. Ý định tự sát thường được thể hiện qua việc trẻ nói về sự chết chóc hoặc lên kế hoạch thực hiện hành vi tự tử.

Ngoài ra, hành vi trẻ tự làm đau mình có thể biểu hiện thông qua việc tự gây tổn thương cho cơ thể bao gồm cắt, đập hoặc đốt chính mình. Đây là một cách thể hiện sự đau đớn và cảm xúc không kiểm soát của trẻ, đồng thời cũng là một  biện pháp để giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong tâm trí.

2 phương pháp giúp con vượt qua trầm cảm tuổi dậy thì 

Khi con có dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì ba mẹ cần có những biện pháp khắc phục tình trạng ngày ngay lập tức để tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Điều trị tại nhà

Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ mới mắc phải trầm cảm ở tuổi dậy thì hoặc tình trạng bệnh còn nhẹ.

  • Lắng nghe câu chuyện của con: Hãy tạo ra một không gian an toàn để con có thể thoải mái chia sẻ về cảm xúc và trải nghiệm của mình. Ba mẹ cần lắng nghe, khuyến khích con thảo luận về những điều mà bé cảm thấy bất an.

  • Khuyến khích hoạt động thể chất: Thể dục có thể giúp con giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng. ba mẹ cần khuyến khích con tham gia vào các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc tham gia các lớp thể dục nhóm.

  • Chế độ ăn uống và giấc ngủ lành mạnh: Ba mẹ cần đảm bảo rằng con có chế độ ăn uống lành mạnh và đủ giấc ngủ hàng đêm. Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe tinh thần của con.

  • Khám phá sở thích và kỹ năng: Khuyến khích con khám phá và phát triển sở thích và kỹ năng mới. Việc trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ, viết, âm nhạc hoặc nấu ăn có thể giúp con thư giãn và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

  • Phát triển kỹ năng tự chăm sóc: Hãy giúp con phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân bao gồm việc học cách quản lý căng thẳng. Ba mẹ hãy tạo ra các tình huống để  phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và biểu đạt cảm xúc của trẻ.

Tâm lý trị liệu

Trong một số trường hợp nếu bệnh của trẻ tiến triển theo chiều hướng xấu thì ba mẹ cần phải đưa con đến gặp các bác sĩ tâm lý để trị liệu và khắc phục căn bệnh này càng sớm càng tốt.

Tâm lý trị liệu là phương pháp giúp trẻ khắc phục trầm cảm ở tuổi dậy thì
Tâm lý trị liệu là phương pháp giúp trẻ khắc phục trầm cảm ở tuổi dậy thì

Tâm lý trị liệu đang là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc chữa lành các bệnh tâm trí bởi tính an toàn, không có tác dụng phụ trong quá trình can thiệp. Liệu pháp này tập trung giải vấn đề cốt lõi của bệnh lý từ đó đưa ra phác đồ trị liệu cho từng cá nhân .

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là địa chỉ uy tín trong việc sử dụng phương pháp can thiệp không dùng thuốc giúp khách hàng phục hồi sức khỏe một cách toàn diện. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao NHC luôn cam kết khi đến với trung tâm khách hàng có thể hết bệnh sau quá trình can thiệp.

Ngoài ra, NHC luôn đồng hành 1:1 với khách hàng trước, trong và sau quá trình trị liệu để khách hàng có thể duy trì cuộc sống ổn định tránh tình trạng bệnh lý tái phát trở lại.

NHC đồng hành 1:1 với bệnh nhân trong quá trình điều trị
NHC đồng hành 1:1 với khách hàng trong suốt quá trình trị liệu

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc ba mẹ nhận biết, khắc phục chứng bệnh này kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và lành mạnh.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây