Chủ nhật, 07/07/2024, 07:13

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì: 3 Dấu hiệu và cách can thiệp

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì là vấn đề tâm lý bất kỳ đứa trẻ cũng phải trải qua khi chuẩn bị bước sang tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn này, trẻ có thể xuất hiện những suy nghĩ, hành vi bất thường do ảnh hưởng từ những biến đổi bên trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh.
Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì là một phần trong cuộc đời mỗi con người
Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì là một phần trong cuộc đời mỗi con người

Tổng quan về rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì

Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì là một dạng rối loạn tâm thần xuất hiện trong giai đoạn chuyển giao từ trẻ em sang người lớn của cuộc đời. Trong thời kỳ này, các biến đổi nhanh chóng về cảm xúc từ hạnh phúc, căng thẳng đến trầm cảm có thể xảy ra một cách đột ngột và không lường trước được.

Bệnh lý này thường bị nhầm lẫn với trầm cảm ở tuổi dậy thì vì chúng có biểu hiện gần giống nhau về mặt cảm xúc, tâm lý, hành vi. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt quan trọng giữa hai bệnh lý này ba mẹ cần chú ý. 

Trong rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì, các biến đổi cảm xúc thường là tạm thời và không ổn định. Trong khi đó, trầm cảm thường kéo dài và có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của cá nhân. 

Đồng thời, trầm cảm cũng thường đi kèm với các triệu chứng về tự giết bản thân hoặc tự hại. Trong khi đó, rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì thường không gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vậy.

Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một số yếu tố chính bao gồm:

  • Biến đổi hormone: Sự biến đổi về hormone là yếu tố chính góp phần vào rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì. Các hormone như estrogen, progesterone và testosterone trong giai đoạn này bị mất cân bằng khiến trẻ có cảm xúc tiêu cực, căng thẳng hoặc trầm cảm.
  • Phát triển não bộ: Trong tuổi dậy thì, não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các khu vực như thalamus, amygdala, và prefrontal cortex. Sự phát triển và thay đổi này có thể dẫn đến sự mất ổn định trong việc quản lý cảm xúc của con.
  • Stress và áp lực: Tuổi dậy thì thường đi kèm với nhiều loại stress và áp lực từ nhiều phía. Áp lực học tập, cùng với áp lực từ gia đình và xã hội có thể tạo ra một môi trường căng thẳng và góp phần vào rối loạn cảm xúc ở trẻ.
  • Môi trường xã hội: Bé gặp vấn đề trong mối quan hệ gia đình, cảm giác cô đơn hoặc bị bắt nạt tại trường cũng có thể gây ra rối loạn cảm xúc. ở tuổi dậy thì
  • Yếu tố di truyền: Có những nghiên cứu cho thấy có một phần di truyền trong việc xác định rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì. Trẻ có người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc các rối loạn tâm lý có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì cao hơn những đứa bé bình thường.

3 Dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì

Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì có 3 dấu hiệu nhận biết chính đó là biểu hiện hành vi, cảm xúc và tâm lý. 

1. Biểu hiện về hành vi

Thay đổi đột ngột trong hành vi là một trong những biểu hiện phổ biến của rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì. Trẻ có xu hướng bạo lực, thích đập phá đồ khi tức giận hoặc có những hành động chống đối mà trước đây con chưa bao giờ làm.

Trẻ cũng có xu hướng xa lánh xã hội, từ chối tương tác với bạn bè hoặc gia đình và thường có cảm giác cô đơn. Trong giai đoạn này, bé dễ dàng tiếp thu và làm theo những thông tin sai lệch, hành vi thiếu chuẩn mực xã hội, điều này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe tâm lý và thể chất của trẻ.

Trẻ có xu hướng học theo những hành vi nguy hiểm là dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì
Trẻ có xu hướng học theo những hành vi nguy hiểm là dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì

Ngoài ra, trẻ cũng có thể có xu hướng sử dụng chất gây nghiện như uống rượu, hút thuốc hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm có thể là đua xe, đánh nhau.

2. Biểu hiện cảm xúc

Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì được thể hiện qua một số dấu hiệu sau:

  • Thay đổi tâm trạng: Trẻ có thể trải qua các thay đổi tâm trạng đột ngột, từ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc đến cảm thấy tự ti và buồn bã một cách nhanh chóng và không lý do.
  • Lo lắng và sợ hãi: Trẻ có thể trải qua cảm giác lo lắng và sợ hãi khi suy nghĩ về tương lai, bản thân hoặc về các tình huống xã hội mà con phải đối mặt.
  • Tức giận mất kiểm soát: Con dễ tức giận và không thể kiểm soát lời nói, hành vi của bản thân trong các cuộc nói chuyện.
  • Vui vẻ bất thường: Đôi khi bé có thể vui vẻ một cách bất thường hoặc chuyển trạng thái tiêu cực sang tích cực một cách nhanh chóng mà không thể kiểm soát. 

3. Biểu hiện tâm lý

Rối loạn cảm xúc ở trẻ nếu để lâu có thể khiến bệnh tình chuyển qua một giai đoạn khác đó là trầm cảm ở tuổi dậy thì. Điều này khiến con gặp các vấn đề liên quan đến các rối loạn tâm thần, âu lo hoặc có thể xuất hiện hành vi tự huỷ hoại bản thân. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của trẻ  và gây ra những khó khăn trong quá trình tương tác xã hội, học tập và phát triển cá nhân. 

Ảnh hưởng của chứng rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì

Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho trẻ. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập và mối quan hệ xã hội mà bệnh lý này còn là một trong những nguyên nhân khiến bé mắc các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, stress,... 

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì có thể là yếu tố gây nên trầm cảm
Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì có thể là yếu tố gây nên trầm cảm

Sự mất cân bằng cảm xúc và khó khăn trong việc quản lý căng thẳng có thể khiến trẻ dễ nổi nóng từ đó mất kiểm soát hành vi của bản thân. Điều này vô tình làm trẻ bị mất các mối quan hệ xung quanh kèm theo đó bị mọi người kỳ thị, xa lánh. Lâu dần con có thể bị mất tự tin, nhút nhát, rụt rè hơn khi ở những nơi đông người.

Can thiệp trẻ gặp vấn đề rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì

Hiện nay, việc can thiệp hỗ trợ trẻ thoát khỏi rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì được chia ra làm 3 phương pháp. Mỗi phương pháp áp dụng cho từng trường hợp khác nhau. Việc ba mẹ chọn liệu pháp can thiệp cần có sự tư vấn kỹ càng từ các chuyên gia, không nên tự ý thực hiện tại nhà.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì phụ thuộc vào mức độ và tình trạng cụ thể của từng bé. Nếu bệnh lý này khiến trẻ xuất hiện ảo giác hoặc có dấu hiệu của trầm cảm thì việc sử dụng thuốc để giảm thiểu các triệu chứng bệnh có thể được các chuyên gia cân nhắc.

Các loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng bao gồm các loại chất ức chế tái hấp thụ serotonin (SSRIs), chất ức chế tái hấp thụ norepinephrine và dopamine (NDRI) hoặc các loại thuốc khác như antipsychotics. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ, chuyên gia tâm lý và ba mẹ cần phải cân nhắc kỹ các tác dụng phụ của phương pháp này gây ra đối với sức khỏe của trẻ.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một phương pháp chữa lành tâm bệnh không sử dụng thuốc, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề tâm lý và cảm xúc của trẻ thông qua việc tương tác với chuyên gia tâm lý. Trong quá trình can thiệp, trẻ có cơ hội khám phá và hiểu rõ hơn về các cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mình cũng như phát triển các kỹ năng tự chăm sóc và xử lý vấn đề.

Can thiệp rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì bằng tâm lý trị liệu
Can thiệp rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì bằng tâm lý trị liệu

Các buổi tâm lý trị liệu thường tập trung vào việc giúp trẻ xác định và hiểu rõ nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc của bản thân đồng thời hỗ trợ bé phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc, stress cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội và gia đình lành mạnh.

Sau quá trình trị liệu tâm trí trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc đối phó với các tình huống khó khăn và tránh được tình trạng rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì tái phát.

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là địa chỉ uy tín trong việc can thiệp bệnh tâm trí bằng phương pháp kết hợp khoa học tâm trí – khoa học trị liệu và các quy luật tự nhiên, vũ trụ giúp trẻ tìm lại bản thân, có được sức khỏe toàn diện.

Đội ngũ nhân viên của NHC giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản từ các hiệp hội nổi tiếng như: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy. Các chuyên gia sẽ thông qua quá trình trò chuyện để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và dựa vào đó để đáng giá mức độ nghiêm trọng, tình hình sức khỏe của bé từ đó đưa ra liệu trình can thiệp phù hợp với từng trường hợp. 

Trong suốt 4 năm thành lập, NHC luôn trau dồi, học hỏi và nghiên cứu thêm nhiều phương pháp trị liệu mới. Trung tâm luôn luôn hi vọng mục đích và lý tưởng của mình có thể giúp ích cho các cá nhân mắc vấn đề tâm trí nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Ngoài ra, sau khi kết thúc liệu trình các chuyên gia tại NHC vẫn tiếp tục đồng hành 1:1 để hỗ trợ khách hàng trong việc duy trì và áp dụng những kỹ năng và kiến thức đã học được trong quá trình tâm lý trị liệu vào cuộc sống hàng ngày. 

NHC trung tâm can thiệp trẻ mắc  rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì 
NHC trung tâm can thiệp trẻ mắc  rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì 

Cuối cùng, NHC không chỉ là nơi giúp khách hàng tìm lại bản thân, cuộc sống mà còn đóng vai trò như một người bạn đồng hành cùng họ trên con đường vượt qua bệnh tật.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Điều trị tại nhà

Đối với trường hợp triệu chứng của rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì còn nhẹ, điều trị tại nhà có thể là một phương pháp hiệu quả cho trẻ.

  • Lắng nghe con: Việc dành thời gian lắng nghe sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về tâm lý trẻ trong giai đoạn dậy thì, bé có thể tự do, thoải mái nói ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của bản thân.
  • Thiền: Thiền là một cách giúp trẻ học được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân và tạo ra sự an nhiên trong tâm trí. Hành động khuyến khích trẻ học thiền của ba mẹ có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn trước các tình huống và loại bỏ được ưu phiền.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần của trẻ. Việc cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp cải thiện tâm trạng, cảm xúc của bé, đồng thời hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
  • Tập thể dục: Đối với trẻ mắc rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì, việc thực hiện các hoạt động vận động có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện tâm trạng. 
Trò chuyện lắng nghe giúp con vượt qua rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì
Trò chuyện lắng nghe giúp con vượt qua rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì

Rối loạn cảm xúc ở tuổi dậy thì là một phần trong quá trình trưởng thành và phát triển của chúng ta. Bệnh lý này thường bị nhầm lẫn với trầm cảm tuổi dậy thì vậy nên ba mẹ cần hết sức cẩn trọng và có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây