Chủ nhật, 07/07/2024, 05:29

Trầm cảm khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý

Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm tác động rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống của các mẹ bầu. Vì vậy, việc nhận biết và khắc phục bệnh lý này là điều vô cùng quan trọng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sản phụ và thai nhi.  
Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý sức khỏe tâm thần mẹ bầu cần chú ý
Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý sức khỏe tâm thần mẹ bầu cần chú ý

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm khi mang thai là một dạng rối loạn cảm xúc thuộc nhóm bệnh tâm thần xuất hiện ở phụ nữ đang mang bầu. Bệnh lý khiến người bệnh xuất hiện cảm giác lo lắng, buồn bã, mất hứng thú, chán chường với mọi thứ xung quanh. Tình trạng này diễn ra trong suốt quá trình mang thai và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thông thường, mẹ bầu không hề nhận ra bản thân bị trầm cảm trong quá trình mang thai vì triệu chứng của bệnh lý này tương tự như các biểu hiện hay gặp trong quá trình có em bé. Họ lầm tưởng rằng những cảm xúc của bệnh lý là một phần tự nhiên của việc mang bầu, điều này làm cho thai phụ chủ quan không đi điều trị sớm khiến bệnh tình ngày càng nặng.

1. Nguyên nhân

Hiện nay, các chuyên gia, bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh lý trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, một số yếu tố góp phần gây ra bệnh lý này bao gồm:

  • Thay đổi hormone trong quá trình mang thai: Khi mang thai các hormone estrogen và progesterone ở phụ nữ bị mất ổn định khiến cho sản phụ nhạy cảm, suy nghĩ, lo lắng và dễ bị tổn thương hơn.

  • Vấn đề cá nhân: Áp lực gia đình, tiền bạc hoặc sản phụ có tiền sử bị trầm cảm là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm trong quá trình mang thai.

  • Thiếu sự quan tâm từ gia đình: Trong quá trình mang thai, sản phụ không nhận được sự hỗ trợ từ người thân khiến mẹ bầu xuất hiện những cảm xúc tiêu cực.

  • Sự cố từ quá khứ: Sản phụ từng sảy thai hoặc gia đình có người mất trong quá trình mang bầu khiến tâm lý, cảm xúc của người bệnh bị ảnh hưởng khi nhớ về những điều tồi tệ. Tình trạng này là một yếu tố góp phần gây nên chứng bệnh trầm cảm khi mang thai.

  • Tâm lý không ổn định: Mẹ bầu đang mắc các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, stress, trầm cảm,...

Một số yếu tố khiến mẹ bầu bị trầm cảm trong quá trình mang thai
Một số yếu tố khiến mẹ bầu bị trầm cảm trong quá trình mang thai

2. Triệu chứng

Như đã nói ở trên, trầm cảm khi đang mang thai thường bị nhầm lẫn với sự thay đổi sinh lý bình thường của phụ nữ khi có em bé. Vậy nên, việc nhận biết bệnh lý này là một việc tương đối khó khăn đối với người thân và sản phụ. 

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu sau thì cần thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời:

  • Có cảm xúc buồn bã, chán chường hoặc trống rỗng.

  • Căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi.

  • Mất hứng thú hoặc không còn quan tâm đến các hoạt động trước đây yêu thích.

  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

  • Mệt mỏi, mất năng lượng.

  • Nhạy cảm, dễ nổi nóng một cách vô cớ.

  • Tức giận mất kiểm soát. 

  • Nhịp tim nhanh.

  • Tự ti, hay so sánh bản thân với người khác.

  • Khó tập trung, hay quên.

  • Tăng hoặc giảm cân bất thường.

  • Thích sử dụng các chất kích thích.

  • Tự huỷ hoại bản thân.

  • Không tin tưởng bác sĩ, trốn tránh các buổi khám thai định kỳ.

  • Muốn tự tử hoặc suy nghĩ về tự sát.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều dạng với nhau. Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

3. Ảnh hưởng

Trầm cảm trong quá trình mang bầu có thể khiến sản phụ ở những tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ cao gặp các vấn đề như sảy thai, thai nhi chậm phát triển nhẹ cân, còi cọc,... Một số trường hợp nặng hơn trẻ có thể mắc các rối loạn tâm thần như chậm phát triển, chậm nói, rối loạn cảm xúc, tự kỷ,...Ngoài ra, bệnh lý này khiến mẹ bầu bị mất sữa và là nguyên nhân khiến cho sản phụ mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai 
Trầm cảm khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai

Điều trị trầm cảm khi mang thai

Việc điều trị trầm cảm trong quá trình mang thai được điều trị theo hai phương pháp chính đó là sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng, sức khỏe của thai nhi và mong muốn của sản phụ.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm khi mang thai là một quyết định phức tạp và cần được đánh giá cẩn thận dưới sự giám sát của bác sĩ. Mặc dù một số loại thuốc trị trầm cảm có thể an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, nhưng cũng có một số thuốc có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nhóm thuốc có thể sử dụng bao gồm:

  • SSRIs (Chất ức chế tái hấp thụ serotonin): Nhóm thuốc này được xem là an toàn hơn so với các nhóm khác và thường được coi là lựa chọn đầu tiên trong điều trị trầm cảm khi mang thai, một số thuốc điển hình như Sertraline, Fluoxetine và Citalopram. 

  • SNRIs (Chất ức chế tái hấp thụ serotonin và norepinephrine): Tương tự như SSRIs, SNRIs cũng được coi là an toàn để sử dụng trong thai kỳ dưới sự giám sát của bác sĩ nhóm thuốc này bao gồm Venlafaxine và Duloxetine. 

Nhóm thuốc cần tránh bao gồm:

  • Thuốc tricyclics: Các loại thuốc như Amitriptyline, Nortriptyline thường không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ do nó có thể gây ra các tác dụng phụ nặng nề như tăng huyết áp hoặc nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

  • MAOIs (Chất ức chế oxy hóa monoamin): Các loại thuốc như Phenelzine và Tranylcypromine thường không được sử dụng trong thai kỳ do ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp tỷ lệ nguy hiểm đến thai nhi ở mức thấp, các bác sĩ vẫn có thể cân nhắc cho sản phụ sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc liệu pháp tự chăm sóc như tâm lý trị liệu để đảm bảo thai nhi không gặp các dị tật bẩm sinh.

2. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp can thiệp không dùng thuốc an toàn cho cả mẹ và bé. Thông qua các buổi trị liệu, sản phụ có cơ hội khám phá, hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm trong quá trình mang thai, từ đó tìm ra hướng giải quyết căn bệnh này một cách hiệu quả.

Tâm lý trị liệu là phương pháp khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả
Tâm lý trị liệu là phương pháp khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong đầu tiên tại nước ta trong việc trị liệu các bệnh tâm trí bằng phương pháp tâm lý trị liệu. Trong suốt 4 năm thành lập NHC đã trị liệu cho nhiều ca bệnh với tỷ lệ thành công lên đến 92,6%, khách hàng sau trị liệu không có dấu hiệu tái bệnh trở lại và có được cuộc sống hạnh phúc.

Tại NHC, khách hàng sẽ được trị liệu thông qua các buổi trò chuyện cùng với chuyên gia tâm lý, từ đó tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây ra căn bệnh và đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt nam tự hào khi nhận được các giải thưởng liên quan đến hạng mục sức khoẻ
Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt nam tự hào khi nhận được các giải thưởng liên quan đến hạng mục sức khoẻ

Các chuyên gia tại NHC được đào tạo bài bản, chuyên môn cao, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Trung tâm luôn cam kết đưa ra quy trình trị liệu minh bạch, không chèo kéo, ép buộc khách hàng. 

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
     

haiyen

3 điều mẹ bầu cần làm để tránh trầm cảm khi mang thai

Trong trường hợp bệnh lý nhẹ, sản phụ không nhất thiết phải cần đến sự can thiệp của thuốc hoặc gặp các chuyên gia.

1. Bổ sung Vitamin

Việc bổ sung vitamin cũng có thể là một biện pháp đơn giản mẹ bầu có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Axit folic, vitamin D và omega-3 là những loại vitamin quan trọng đã được chứng minh là có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm và cải thiện tâm trạng. 

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin cần có sự tư vấn từ các chuyên gia để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mẹ và bé, tránh tình trạng tự ý sử dụng tại nhà gây ra hậu quả nghiêm trọng.

2. Yêu thương bản thân

Yêu thương bản thân là một phần quan trọng trong việc quản lý tâm trạng và sức khỏe tinh thần của mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, sản phụ thường đối diện với nhiều thay đổi cảm xúc và áp lực từ mọi phía. Việc dành thời gian để chăm sóc bản thân, tạo ra các hoạt động thư giãn và tự thưởng cho mình là cách giúp họ giảm căng thẳng và tăng cường tinh thần.

Mẹ bầu có thể thiết lập các thói quen như tập thể dục đều đặn, tập yoga, học cách thư giãn và hít thở sâu. Những hoạt động này có thể hỗ trợ sản phụ giảm stress và tăng cường sức khỏe tinh thần. 

Ngoài ra, việc thực hiện các hoạt động yêu thích như đọc sách, nghe nhạc hoặc đi dạo cùng bạn bè cũng là cách tuyệt vời giúp sản phụ nâng cao tinh thần và tạo ra những khoảnh khắc thư giãn trong cuộc sống. Yêu thương bản thân không chỉ là cách giúp mẹ bầu tạo ra một tinh thần tích cực mà còn là cách giúp họ chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống sau khi sinh.

3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ sinh hoạt hợp lý là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong suốt quá trình mang thai. Để có một chế độ sinh hoạt cân đối và lành mạnh sản phụ cần:

  • Ăn uống cân đối: Bao gồm việc tiêu thụ đủ lượng rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đạm, và chất béo không bão hòa. Tránh các thực phẩm có chứa chất bảo quản, đường và chất béo bão hòa.
  • Quản lý stress: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Đồng thời, việc xây dựng một mạng lưới hỗ trợ từ gia đình và bạn bè cũng là một phần quan trọng của việc quản lý stress.
  • Đảm bảo đủ giấc ngủ: Giấc ngủ đủ và chất lượng là rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Mẹ bầu nên cố gắng có một môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái và tuân thủ một lịch trình ngủ đều đặn.
  • Tránh thuốc lá, rượu và chất kích thích: Các chất này có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Mẹ bầu phòng khắc phục trầm cảm khi mang thai bằng phương pháp đọc sách
Mẹ bầu phòng khắc phục trầm cảm khi mang thai bằng phương pháp đọc sách

Trầm cảm khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Sản phụ cần nhận biết và đưa ra hướng điều trị sớm nhất có thể để tránh những hậu quả không đáng có trong suốt quá trình mang thai.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây