Chủ nhật, 07/07/2024, 06:38

10 Dấu hiệu trầm cảm nặng cần sớm nhận biết để can thiệp

Các dấu hiệu trầm cảm nặng cảnh báo những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến sức khỏe tâm thần của người bệnh, gây ra cản trở trong cuộc sống. Việc nhận biết sớm để đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và bắt đầu cuộc sống mới hạnh phúc.
tram cam nang
Trầm cảm nặng dần trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay.

10 Dấu hiệu trầm cảm nặng cần được nhận biết

Dấu hiệu của trầm cảm nặng thường bao gồm một loạt các biểu hiện về tâm trạng, cảm xúc, cũng như hành vi và thể chất. Để nhận biết bạn có đang gặp phải tình trạng này hay không có thể dựa trên một số dấu hiệu chính sau đây:

  • Cảm giác bất lực và tuyệt vọng: Người bị trầm cảm nặng thường cảm thấy hoàn toàn bất lực và không thể nào vượt qua được tình trạng của mình. Bệnh nhân vừa mất niềm tin vào cơ hội cải thiện chứng bệnh vừa cảm thấy như không thể thoát khỏi tình trạng đau khổ.

  • Mất hứng thú với hoạt động hàng ngày: Một trong những dấu hiệu chính là mất đi sự hứng thú hoặc thưởng thức những hoạt động yêu thích trước đây. Người bị trầm cảm nặng cảm thấy không còn muốn tham gia vào các hoạt động xã hội, sở thích cá nhân hoặc công việc hàng ngày.

  • Cảm giác thèm ăn hoặc thay đổi cân nặng: Người bệnh trải qua sự thay đổi đột ngột trong cân nặng hoặc thói quen ăn uống của mình. Một số có thể rối loạn ăn uống vô độ, trong khi những người khác có thể mất đi sự thèm ăn và trở nên suy dinh dưỡng.

  • Giấc ngủ thay đổi: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngủ như ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ gián đoạn. Ngược lại, một số người có thể ngủ quá nhiều và vẫn cảm thấy mệt mỏi.

  • Tức giận hoặc khó chịu: Người mắc chứng này thể hiện cảm xúc tiêu cực như sự tức giận, nóng giận vô cớ, cáu kỉnh kể cả với những vấn đề nhỏ nhặt. Họ có thể mất kiên nhẫn và có nguy cơ rơi vào tình trạng mất kiểm soát cảm xúc.

  • Mất năng lượng: Đối tượng trở nên mệt mỏi không thể giải thích bằng những giấc ngủ đủ hoặc hoạt động vận động. Người bị trầm cảm có thể cảm thấy không muốn làm bất kỳ điều gì và thường xuyên mất năng lượng.

  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi mạnh mẽ: Người mắc trầm cảm nặng thường có cảm giác tội lỗi vì cảm thấy mình không đáng được yêu quý hay bản thân có giá trị. Cảm giác này dẫn đến tự kỷ, ý thức tự hủy hoại hoặc ý định tự tử.

  • Hành vi liều lĩnh, tự sát: Đối tượng mắc bệnh biến ý nghĩ tiêu cực thành các hành động liều lĩnh, nguy hiểm và thậm chí là tự sát.

  • Vấn đề tập trung: Khả năng tập trung và tư duy của bệnh nhân thường giảm sút. Họ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc, học tập và lối sống hàng ngày.

  • Đau nhức không rõ nguyên nhân: Một vài người có thể trải qua các triệu chứng đau nhức cơ bắp hoặc đau nhức toàn thân mà không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu trầm cảm nặng cảnh báo vấn đề sức về khỏe nghiêm trọng
Dấu hiệu trầm cảm nặng cảnh báo vấn đề sức về khỏe nghiêm trọng

Hậu quả nghiêm trọng của trầm cảm nặng

Trầm cảm nặng có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hầu hết các trường hợp bị trầm cảm nặng đều phát triển rối loạn lo âu, trong đó có khoảng 5 - 10% bệnh nhân sẽ hình thành rối loạn lưỡng cực.

Người bị trầm cảm nặng có thể suy giảm các khả năng miễn dịch, rối loạn giấc ngủ và đau nhức toàn thân do căng thẳng. Người bệnh gặp cũng khó khăn trong việc đưa ra các quyết định và mất tập trung làm giảm hiệu suất trong công việc cũng như học tập.

Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân khó kết nối với người khác đi cùng với trạng thái khó chịu gây xung đột các mối quan hệ. Từ đó người bệnh dần trở nên cô lập khỏi xã hội. 

Đặc biệt nghiêm trọng hơn người mắc chứng bệnh này dường như luôn cảm thấy tuyệt vọng, mất niềm tin vào bản thân và tương lai. Điều này có thể dẫn đến các ý nghĩ và hành vi tự sát. 

tram cam nang 3 1
Hậu quả do trầm cảm nặng để lại là vô cùng khôn lường

Cách can thiệp trầm cảm nặng hiệu quả

Trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, các dấu hiệu nghiêm trọng thường được cải thiện khi tư vấn tâm lý, dùng thuốc điều trị hoặc kết hợp cả hai.

1. Sử dụng thuốc hỗ trợ

Thuốc điều trị chứng trầm cảm nặng được sử dụng phổ biến dưới sự chỉ định của bác sĩ là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) bao gồm Prozac (fluoxetine), Zoloft (sertraline) và Paxil (paroxetine).

Bên cạnh đó có một số loại thuốc khác dùng để điều trị trầm cảm bao gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine - dopamine (NDRI).

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA).

  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs).

thuốc điều trị trầm cảm nặng
Thuốc chống trầm cảm có tác dụng hiệu quả trong điều trị.

 

2. Liệu pháp kích thích não

Nếu ai đó bị trầm cảm nặng và không có phản ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thì các phương pháp điều trị kích thích não có thể được cân nhắc thực hiện. Chúng hoạt động bằng cách kích hoạt hoặc ức chế não bằng điện cực được cấy vào não hoặc gián tiếp qua da đầu. Các loại liệu pháp được sử dụng cho bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Liệu pháp sốc điện (ECT).

  • Liệu pháp kích thích não không xâm lấn (TMS).

  • Liệu pháp kích thích thần kinh phế vị (VNS).

3. Trị liệu tâm lý

Hầu hết người bệnh đều lạm dụng thuốc để chống lại bệnh trầm cảm nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Nếu người bệnh ngưng thuốc thì khả năng tái phát bệnh càng cao và những liệu pháp trị liệu trước đó là vô ích.

Trị liệu tâm lý có thể giúp những người bị trầm cảm nặng thay đổi suy nghĩ và có cách hành xử mới, đồng thời giúp thay đổi những thói quen góp phần gây ra chứng bệnh này. Phương pháp này mang lại hiệu quả tích cực và an toàn nhằm giúp người bệnh khôi phục nhanh chóng và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc một cách trọn vẹn.

Sự phát triển của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam trong lĩnh vực trị liệu tâm trí và chữa lành tâm bệnh tại Việt Nam đã giúp mọi người tiếp cận dịch vụ can thiệp trị liệu trầm cảm nặng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. 

Phương pháp độc quyền của NHC Việt Nam điều trị dứt điểm trầm cảm nặng.
Phương pháp độc quyền của NHC Việt Nam trị liệu dứt điểm trầm cảm nặng

Hoạt động với tinh thần đặt lợi ích của khách hàng và xã hội lên trên lợi ích cá nhân, NHC Việt Nam đã nghiên cứu thành công các phương pháp trị liệu tâm lý giúp người trầm cảm nặng có thể tự tin lấy lại cuộc sống.

Phương pháp và lộ trình trị liệu trầm cảm nặng do Trung tâm xây dựng được hỗ trợ chuyên môn bởi Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người, giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ, giải quyết dứt điểm chứng bệnh này và phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên.

Thông qua các buổi trị liệu riêng biệt theo tình trạng cụ thể, khách hàng được hỗ trợ trị liệu bởi phác đồ và liệu pháp phù hợp do các chuyên gia đưa ra. Liệu trình cơ bản kéo dài 35 ngày với 20 tiếng trị liệu trực tiếp 1:1 cùng đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội quốc tế sẽ giúp khách hàng chữa lành tâm trí và nhanh chóng hòa nhập cuộc sống.

Ưu việt của tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam không chỉ dừng lại ở phương pháp độc quyền Không cần sử dụng thuốc - Không can thiệp cơ thể - Không tác dụng phụ - Không biến chứng mà còn cung cấp cho khách hàng kỹ năng giải quyết tận gốc bệnh tật, cách chăm sóc sức khỏe tâm trí và hạn chế tình trạng tái phát bệnh tối đa.

Chuyên gia tâm lý luôn đồng hành cùng khách hàng trong điều trị trầm cảm nặng
Chuyên gia tâm lý luôn đồng hành cùng khách hàng trong trị liệu trầm cảm nặng

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đảm bảo đồng hành cùng khách hàng kể cả sau quá trình trị liệu nhằm mang lại niềm tin tích cực và khả năng xử lý căng thẳng trong cuộc sống. 

Nếu phát hiện vấn đề của bản thân, bạn có thể chẩn đoán và trị liệu thông qua tư vấn của chuyên gia tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

4. Chăm sóc bản thân

Ngoài các lựa chọn điều trị chính thức, người bệnh có thể đối phó với chứng bệnh trầm cảm nặng của mình bằng cách thực hiện hoạt động tự chăm sóc hiệu quả.

Chăm sóc cơ thể:

  • Ăn đủ loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giảm thiểu thức ăn nhanh và đồ ăn có chứa đường cũng như chất béo không tốt.

  • Tập thể dục đều đặn để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giảm căng thẳng chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, bơi lội,....

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc hàng đêm với chất lượng ngủ tốt để cải thiện tinh thần và phục hồi năng lượng.

Chăm sóc tinh thần:

  • Thiền và yoga là cách tuyệt vời để cải thiện tâm trạng cũng như tinh thần.

  • Dành thời gian tham gia các hoạt động yêu thích như đọc sách, nghe nhạc hoặc thực hiện các sở thích sáng tạo.

  • Thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp chia sẻ cảm xúc với người thân trong gia đình và bạn bè. 

  • Dành thời gian để hiểu rõ bản thân, nhận biết và chấp nhận trạng thái tâm lý tiêu cực là một phần quan trọng trong việc chăm sóc tâm trí.

  • Đặt ra mục tiêu và điều chỉnh định hướng của bản thân giúp tạo ra cảm giác tự chủ và tự tin.

Trầm cảm nặng không chỉ trạng thái tâm lý khó khăn mà còn là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý cùng khả năng tự chăm sóc bản thân và xây dựng mối quan hệ xã hội, con người có thể tiến xa hơn trong quá trình phục hồi và trở lại với cuộc sống tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây