Thứ sáu, 05/07/2024, 20:41

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách can thiệp

Những áp lực và căng thẳng liên tục của cuộc sống hiện đại khiến người ta dễ dàng rơi vào tình trạng rối loạn hoảng sợ. Mọi người không nên chủ quan trước những triệu chứng, đồng thời cần hiểu rõ nguyên nhân để đối phó với vấn đề tâm lý này hiệu quả.
Rối loạn hoảng sợ là một loại rối loạn lo âu nặng và khó có thể kiểm soát được triệu chứng.
Rối loạn hoảng sợ là một loại rối loạn lo âu nặng và khó có thể kiểm soát được triệu chứng

Bệnh rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder) là một loại rối loạn lo âu nặng, đặc trưng bởi những đợt hoảng sợ đột ngột và không kiểm soát được. Những cơn sợ hãi này thường kèm theo các triệu chứng như tức lồng ngực, khó thở, run rẩy, chóng mặt,...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng đến khoảng 1,7% dân số toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH), khoảng 2,7% người trưởng thành mắc phải rối loạn này mỗi năm.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó là yếu tố di truyền, khi những người có người thân trong gia đình từng mắc rối loạn này có nguy cơ cao hơn trong việc gặp phải tình trạng tương tự. 

Ngoài ra, khi sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, norepinephrine và GABA có thể góp phần gây ra các triệu chứng của bệnh hoảng sợ.

Ngoài các yếu tố sinh lý, môi trường xã hội và tình huống căng thẳng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh. Stress kéo dài từ áp lực công việc, mất người thân, ly hôn và các tình huống khó khăn khác có thể tăng nguy cơ xuất hiện rối loạn hoảng sợ.

Bên cạnh đó, các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, bệnh phổi, rối loạn tuyến giáp, cũng như nghiện rượu hoặc ma túy cũng được liên kết với nguy cơ cao hơn của chứng hoảng loạn này. Mặt khác, các rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương cũng là những yếu tố dễ xuất hiện rối loạn hoảng sợ.

Những người có tâm lý tiêu cực từ việc bị lạm dụng, bắt nạt hoặc các tình huống gây tổn thương tâm lý trong quá khứ cũng có thể góp phần gây ra rối loạn này. 

Rối loạn lo âu cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ
Rối loạn lo âu cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ

Biểu hiện nhận biết chứng rối loạn hoảng sợ

Một số dấu hiệu nhận biết chính của chứng rối loạn hoảng sợ bao gồm: các cơn sợ sệt kinh hoàng và đột ngột, thay đổi hành vi, triệu chứng thân thể hay lo lắng quá mức về sức khỏe.

Biểu hiện cụ thể của vấn đề hoảng sợ này, người bệnh nên nhận biết sớm:

  • Nhịp tim tăng nhanh, đập mạnh hoặc không đều
  • Khó thở, thở gấp hoặc tức ngực
  • Đổ mồ hôi, run rẩy hoặc choáng váng
  • Cảm giác tê dại hoặc cồn cào trên cơ thể
  • Lo lắng liên tục về khả năng xảy ra cơn hoảng sợ
  • Cảm thấy sợ hãi những triệu chứng bất thường trên thân thể
  • Sợ bị đánh giá tiêu cực bởi người khác 
  • Tránh xa các tình huống hoặc hoạt động mà người bệnh tin rằng có thể gây ra cơn hoảng loạn
  • Không đi ra khỏi nhà một mình, cần có người đi cùng khi đi ra ngoài
  • Đau ngực, đau bụng, buồn nôn
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Nóng lạnh đột ngột
  • Sợ mất kiểm soát đường ruột, bàng quang

Hệ lụy của rối loạn hoảng sợ không can thiệp sớm

Một trong những hệ lụy đáng chú ý nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Những người mắc rối loạn hoảng sợ có thể đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch và huyết áp cao. Mệt mỏi trầm trọng cũng là một hậu quả phổ biến do mất ngủ và căng thẳng không ngừng. Ngoài ra, các vấn đề về đau đầu, đau cơ và rối loạn tiêu hóa cũng có thể xuất hiện.

Hệ lụy tiếp theo là ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và tâm thần. Rối loạn hoảng sợ có thể gây ra trầm cảm và lo âu nặng. Stress và căng thẳng cao cũng có thể gây tổn hại não bộ, đồng thời tăng nguy cơ lạm dụng thuốc và rượu để tự điều trị. Nguy cơ tự tử cũng có thể tăng nếu không điều trị kịp thời các triệu chứng bệnh hoảng sợ,

Vấn đề hoảng sợ cũng gây khó khăn trong việc tập trung và suy giảm hiệu suất làm việc, đồng thời tránh né các hoạt động xã hội và có thể tự cô lập mình. Mất việc làm và khó kiếm việc mới cũng là một vấn đề hay gặp. Điều này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình và bạn bè.

Ngoài ra, chi phí điều trị bệnh cũng là một hậu quả không nhỏ của rối loạn hoảng sợ. Bao gồm chi phí cho thuốc, các cuộc khám và điều trị y tế cũng như nghỉ việc và mất thu nhập.

Người gặp phải chứng rối loạn hoảng sợ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm 
Người gặp phải chứng rối loạn hoảng sợ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm

Cách can thiệp rối loạn hoảng sợ hiệu quả

Khi đối mặt với rối loạn hoảng sợ đòi hỏi người bệnh kết hợp giữa sử dụng thuốc, can thiệp trị liệu tâm lý và áp dụng các biện pháp tại nhà lại với nhau để gia tăng mức độ hiệu quả. Tìm hiểu kĩ hơn về từng phương pháp, cụ thể:

Sử dụng thuốc

Khi sử dụng thuốc, quan trọng nhất là tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dẫn của những người có chuyên môn. Lưu ý rằng một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt hoặc khô miệng có thể xảy ra mà người bệnh hoảng loạn cần phải báo ngay cho bác sĩ. 

Các loại thuốc thường được kê đơn cho chứng rối loạn hoảng sợ bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (SSRI, SNRI) như Paroxetine (Paxil), Sertraline (Zoloft), Fluoxetine (Prozac) và Escitalopram (Lexapro) giúp kiểm soát các triệu chứng lo âu kèm theo vấn đề hoảng sợ.
  • Thuốc an thần (Benzodiazepine) như Alprazolam (Xanax), Clonazepam (Klonopin) và Lorazepam (Ativan) có tác dụng nhanh trong việc kiềm chế lại những cơn hoảng loạn cấp tính bằng cách làm dịu hệ thần kinh. Tuy nhiên, chúng chỉ nên sử dụng ngắn hạn do nguy cơ gây nghiện cao.
  • Thuốc chống co giật như Gabapentin và Pregabalin có thể được kê đơn phụ trợ để kiểm soát các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ.
  • Thuốc ổn định tâm trạng như Lamotrigine và Lithium được sử dụng khi các loại thuốc khác không cải thiện tình trạng hoảng loạn.

Can thiệp trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là một trong những phương pháp can thiệp hiệu quả để điều trị rối loạn hoảng sợ. Dưới đây là một số phương pháp thường áp dụng đối với vấn đề này:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp nhận diện và thay đổi các cách suy nghĩ, niềm tin không tốt liên quan đến cơn hoảng sợ, dạy người bệnh các kỹ năng đối phó, kiểm soát cơn hoảng sợ và các triệu chứng lo âu.
  • Liệu pháp phơi nhiễm hỗ trợ người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi theo cách an toàn hơn. 
  • Liệu pháp trị liệu chấp nhận và cam kết (ACT) làm  nâng cao sự chấp nhận các cảm xúc khó chịu và tập trung vào những giá trị, mục tiêu quan trọng với bản thân người gặp phải ám ảnh sợ hãi.

Tuy nhiên để quá trình can thiệp trị liệu tâm lý phát huy tác dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian thì việc lựa chọn một địa chỉ trị liệu uy tín là rất quan trọng mà người bệnh rối loạn hoảng sợ cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

Rối loạn tâm lý gây ra thách thức không hề nhỏ đối với nhiều người. Hoảng sợ, căng thẳng, lo âu, trầm cảm... là những triệu chứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng mọi người đừng quá lo lắng. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ đồng hành cùng khách hàng trên hành trình phục hồi sức khỏe tâm lý.

Đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm NHC cho rằng sức khỏe và hạnh phúc của khách hàng là ưu tiên hàng đầu
Đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm NHC cho rằng sức khỏe và hạnh phúc của khách hàng là ưu tiên hàng đầu

Tại NHC, các chuyên gia dùng sức mạnh của tâm lý trị liệu - một phương pháp không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào giúp khách hàng tháo gỡ tận gốc rễ vấn đề tâm lý thay vì chỉ giảm nhẹ triệu chứng tạm thời rồi lại tiếp tục tái phát.

Điều đặc biệt, Tiến sĩ Đinh Thanh Tuyến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người, đã dành những lời đánh giá cao cho phương pháp này. Ông cho rằng đây là cách tiếp cận an toàn và đáng tin tưởng, giúp khách hàng tự cân bằng, tìm lại sức mạnh bản thân, cảm thấy tự tin hơn. Quan trọng là nó không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ phương tiện hỗ trợ nào, đồng thời tránh được các tác dụng phụ đến cơ thể. Bên cạnh đó Tiến sĩ Tuyến nhấn mạnh khi nhìn vào những trường hợp khách hàng đã được trị liệu thành công tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC, tôi cảm thấy thêm tin tưởng vào phương pháp của họ. 

Sau khi tham vấn, các chuyên gia sẽ lên phác đồ trị liệu riêng cho từng trường hợp, trao đổi trực tiếp để hiểu rõ tình trạng và lên kế hoạch tiếp nhận. Một liệu trình cơ bản tại NHC Việt Nam kéo dài 5 tuần với 20 tiếng trị liệu trực tiếp, giúp khách hàng bước đầu kiểm soát được tình trạng.

Sự đồng hành của NHC không dừng lại ở đó. Sau liệu trình, khách hàng sẽ gia nhập CLB của Trung tâm - nơi giao lưu, chia sẻ của tất cả khách hàng và chuyên viên. Mọi người có thể đặt câu hỏi, tổ chức các buổi họp mặt hay thảo luận trực tuyến. Đặc biệt, các chuyên gia của trung tâm sẽ liên lạc thường xuyên, hỗ trợ khách hàng áp dụng các bài tập trị liệu nhằm duy trì hiệu quả kiểm soát bệnh.
 

Chuyên gia tại NHC Việt Nam can thiệp trị liệu cho bệnh nhân gặp vấn đề về rối loạn tâm lý 
Chuyên gia tại NHC Việt Nam can thiệp trị liệu cho khách hàng gặp vấn đề về rối loạn tâm lý

Tâm lý trị liệu NHC tin rằng, với sự trợ giúp đúng đắn, bất kỳ ai gặp phải mọi khó khăn về rối loạn tâm lý, vấn đề tâm thần đều hoàn toàn có thể vượt qua.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Áp dụng biện pháp tại nhà

Thay vì đầu hàng trước sự tấn công của nỗi sợ hãi, người bệnh hãy luyện tập cách thở sâu từ bụng tại nhà, cho phép không khí trong lành tràn ngập phổi một cách nhẹ nhàng, thanh thoát. Mỗi nhịp thở chính là một làn sóng yên bình dần dần làm lặng xuống những cơn rối loạn hoảng sợ bên trong.

Ngoài ra mỗi cử động của cơ thể qua việc tập yoga tại nhà sẽ giúp thanh lọc đi mọi ứ đọng cảm xúc tiêu cực, điều này đem lại sự sảng khoái tinh thần và thể xác cho người gặp phải bệnh hoảng sợ.

Rối loạn hoảng sợ gây ra nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, lựa chọn phác đồ điều trị đúng đắn là rất quan trọng, giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng sợ sệt, nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 749 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây