Chủ nhật, 07/07/2024, 06:36

Trầm cảm tuổi học đường: Thực trạng, dấu hiệu và cách can thiệp

Trầm cảm tuổi học đường là chứng rối loạn tâm thần xuất hiện ở thanh, thiếu niên  khi bị áp lực học tập, căng thẳng, stress kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra sự suy sụp tinh thần khiến trẻ có những hành vi nguy hiểm như tự làm hại bản thân hoặc tự tử.
Trầm cảm tuổi học đường đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay
Trầm cảm tuổi học đường đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay

Thực trạng trầm cảm tuổi học đường trong xã hội hiện nay

Trầm cảm tuổi học đường là một hội chứng thuộc nhóm rối loạn tâm thần thường dễ bắt gặp ở trẻ em hoặc thanh, thiếu niên đang ở trong độ tuổi đi học. Bệnh lý này thường biểu hiện qua việc mất động lực, buồn bã, chán nản và nghiêm trọng hơn người bệnh có thể có những hành vi nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.

Chứng bệnh này thường dễ gặp nhất ở độ tuổi từ 14-19 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì các em đang có những thay đổi về mặt tâm, sinh lý khiến cho tư duy, nhận thức dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh.

Theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương cho thấy trong số 5.000 người tham gia khảo sát có hơn 30% học sinh, sinh viên có những bất ổn về tâm lý và tỷ lệ này đang tăng dần qua mỗi năm.

Ngoài ra, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành một cuộc điều tra trên nhóm đối tượng trẻ em, thiếu niên và sinh viên kết quả cho thấy hơn 20% số người tham gia khảo sát bị ảnh hưởng bởi hội chứng trầm cảm tuổi học đường.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở tuổi học đường

Trầm cảm tuổi học đường xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra chứng bệnh này sẽ giúp trẻ vượt qua những bất ổn bên trong tâm lý.

1. Áp lực học tập 

Xã hội càng phát triển thì con người càng có những yêu cầu cao hơn về việc học thức, tư duy. Chính vì vậy, hiện nay không ít bậc phụ huynh đã áp đặt con cái họ phải ưu tú về mọi mặt, việc chỉ quan tâm đến thành tích của ba mẹ đã vô tình khiến con bị mệt mỏi căng thẳng vì áp lực điểm số từ đó dẫn đến tình trạng trầm cảm học đường.

Ba mẹ luôn coi thành tích của con là niềm hãnh diện, kiêu hãnh của cả gia đình, chính suy nghĩ đó đã khiến họ thúc ép, bắt trẻ phải học liên tục bất kể ngày hay đêm. Hành động này khiến con mệt mỏi từ đó hình thành tâm lý bất ổn, méo mó.

Ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng, thành tích khiến trẻ mắc chứng trầm cảm tuổi học đường
Ba mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng, thành tích khiến trẻ mắc chứng trầm cảm tuổi học đường

Ngoài ra, mỗi một năm thì chương trình đào tạo của các em sẽ càng nặng cộng thêm việc thi cử, kiểm tra quá nhiều cũng khiến trẻ stress căng thẳng dẫn đến việc trầm cảm khi ở độ tuổi đi học.

2. Bạo lực học đường 

Đây là vấn nạn hết sức nghiêm trọng xuất hiện dày đặc ở hầu hết mọi ngôi trường tại nước ta. Trẻ bị tác động vật lý, tâm lý dẫn đến việc con sợ hãi đến trường, hoang mang, lo sợ khi phải đối mặt với việc đi học. 

Thực tế, tình trạng bạo lực học đường không còn là việc đánh hay cô lập một ai đó mà nó đã biến tướng hơn bằng việc đe dọa, uy hiếp thậm chí là có hành vi nguy hiểm tác động đến một cá nhân. Nếu hiện tượng này kéo dài trẻ có thể sẽ mắc các vấn đề như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc nguy hiểm hơn là tự tử.

3. Thiếu sự chăm sóc từ gia đình 

Như đã nói ở trên, tình trạng trầm cảm ở tuổi học đường rất dễ gặp ở giai đoạn dậy thì của trẻ. Thời gian này con có những biến đổi về mặt tâm, sinh lý nên việc quan tâm từ ba mẹ là rất quan trọng.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một đứa trẻ được sống và phát triển trong một gia đình tràn ngập yêu thương, quan tâm, chăm sóc từ ba mẹ thì sẽ có một tâm lý, tư duy vững chắc để có thể phát triển toàn diện. Ngược lại, nếu trẻ thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình thì con sẽ có tư duy, suy nghĩ lệch lạc ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống.

4. Do thói quen sinh hoạt

Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường thích được tự do trải nghiệm những điều mới mẻ trong cuộc sống. Chính vì thế trong giai đoạn này con dễ học theo những thói hư, tật xấu từ những người xung quanh như hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích hoặc nghỉ ngơi, ăn uống không điều độ dẫn đến việc suy giảm sức khỏe thể chất, tinh thần từ đó gây ra chứng trầm cảm.

5. Do xã hội, tâm lý người bệnh

Trẻ có tuổi thơ bất hạnh hoặc gặp một số biến cố liên quan đến gia đình, xã hội hay có cuộc chia ly, mất mát khiến con có những bất ổn bên trong tâm lý gây ra tình trạng thu mình, tránh né xã hội và người thân. 

Trầm cảm tuổi học đường khiến trẻ tự ti, xa lánh bạn bè, xã hội
Trầm cảm tuổi học đường khiến trẻ tự ti, xa lánh bạn bè, xã hội

Ngoài ra, trong giai đoạn này trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường xung quanh. Điều này có thể xuất phát từ việc hệ thống thần kinh não của các em chưa phát triển toàn diện dẫn đến việc căng thẳng, stress khi không thể giải quyết một vấn đề nào đó.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trầm cảm tuổi học đường

Trầm cảm tuổi học đường thường bị nhầm lẫn với chứng nổi loạn ở tuổi dậy thì, hai bệnh lý này có triệu chứng gần như là giống nhau vì vậy gia đình cần phải chú ý kỹ để tránh những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

  • Trẻ dễ mệt mỏi, thiếu sức sống, mất đi dáng vẻ hoạt bát hằng ngày.
  • Trẻ thường hay tự so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa.
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực và thường hay nói bóng gió về việc tự tử.
  • Trẻ có hành vi tự huỷ hoại bản thân như rạch tay, cào cấu,...
  • Mất tập trung khi đang nói chuyện hoặc trong vấn đề học tập.
  • Suy giảm khả năng ghi nhớ có khi đang nói vấn đề này nhưng lại quên ngay lập tức.
  • Thường hay tự trách bản thân về những lỗi lầm xảy ra trong quá khứ.
  • Thay đổi cảm xúc nhanh chóng có thể đang vui vẻ bỗng chuyển qua buồn bã một cách bất ngờ.
  • Rất dễ nóng giận vô cớ với những người xung quanh.
  • Thường hay cãi lại lời ba mẹ, thầy cô hoặc có những hành vi bạo lực.
  • Trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ khiến tinh thần uể oải, mất năng lượng.
  • Ngại đi ra ngoài, thích ở trong nhà bấm điện thoại.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Ảnh hưởng của trầm cảm tuổi học đường

Trầm cảm tuổi học đường nếu không được can thiệp và khắc phục sớm có thể để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.

  • Suy giảm kết quả học tập: Chứng trầm cảm khiến trẻ mất tập trung, giảm khả năng ghi nhớ từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất học tập.
  • Tư duy, nhận thức sai lệch: Giai đoạn dậy thì trẻ dễ bị “lây nhiễm” những suy nghĩ, hành động không đứng đắn gây ra hành vi thói quen không lành mạnh.
  • Mối quan hệ: Trẻ mắc chứng trầm, cảm tuổi học đường thường có xu hướng xa lánh những người xung quanh, tách biệt bản thân với xã hội khiến bé mất dần các mối quan hệ theo thời gian.
  • Mắc các rối loạn tâm thần: Chứng trầm cảm ở tuổi học đường khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như rối loạn lo âu, stress nặng, rối loạn lưỡng cực,...
  • Tự sát: Trẻ có suy nghĩ giải thoát là cách tốt nhất cho bản thân dẫn đến hành vi tự tử. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. 

3 Cách can thiệp tình trạng trầm cảm học đường

Hiện nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại chứng trầm cảm tuổi học đường không còn là một vấn đề quá khó khăn đối với các chuyên gia. Dựa vào tình trạng và sức khỏe người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng cá nhân.

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một phương pháp được giới chuyên gia đánh giá cao về mức độ an toàn và tính hiệu quả của liệu pháp này mang lại cho các trường hợp trầm cảm tuổi học đường. Trong quá trình trị liệu trẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia thông qua việc trò chuyện thông qua đó để tìm thấy nguyên nhân gây ra bệnh lý và tháo gỡ nó một cách dễ dàng.

Can thiệp tình trạng trầm cảm ở tuổi học đường bằng phương pháp tâm lý trị liệu
Can thiệp tình trạng trầm cảm ở tuổi học đường bằng phương pháp tâm lý trị liệu

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy cho những gia đình có con nhỏ đang gặp các vấn đề về tâm lý nói chung và trầm cảm học đường nói riêng. Nơi đây đã ứng dụng thành công phương pháp trị liệu tâm trí không dùng thuốc vào việc chữa trị trầm cảm đầu tiên tại nước ta.

Với mỗi tình trạng bệnh các chuyên gia tâm lý tại NHC sẽ thiết kế một phác đồ trị liệu khác nhau để đảm bảo mỗi cá nhân khi đến đây đều được can thiệp bằng những phương pháp phù hợp nhất.

Thông thường quá trình trị liệu sẽ kéo dài khoảng 18 buổi trong đó có 6 buổi gặp mặt trị liệu trực tiếp và 12 buổi trị liệu từ xa. Tuy nhiên, quy trình này chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ, đối với những trẻ có chứng trầm cảm học đường ở mức độ năng hơn quy trình can thiệp có thể kéo dài từ vài tháng hoặc có khi lên đến vài năm.

Các Master Coach tại Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam không ngừng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu thêm nhiều phương pháp mới để nâng cao hiệu quả của quá trình trị liệu cũng như rút ngắn thời gian can thiệp.

NHC luôn cam kết sẽ đem lại một hành trình trị liệu hiệu quả nhất cho trẻ mắc chứng trầm cảm tuổi học đường, giúp bé tiếp tục thực hiện ước mơ dang dở và nhanh chóng trở lại cuộc sống hằng ngày. 

Trong suốt quá trình thành lập và phát triển Trung tâm đã trị liệu cho nhiều ca trầm cảm học đường giúp trẻ vượt qua bóng ma tâm lý của bản thân hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Đây chính là thành quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhân viên, chuyên gia tâm lý đang công tác tại NHC.

Chuyên gia tại NHC đồng hành cùng trẻ trong việc vượt qua trầm cảm tuổi học đường 
Chuyên gia tại NHC đồng hành cùng trẻ trong việc vượt qua trầm cảm tuổi học đường 

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC cam kết: 

  • Thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối khi đến trung tâm.
  • Sau khi kết thúc mỗi buổi trị liệu trẻ sẽ có những thay đổi về từ duy, suy nghĩ hành vi của bản thân.
  • Không để lại tác dụng phụ, biến chứng tâm lý cho khách hàng.
  • Sau khi kết thúc liệu trình trị liệu trẻ vẫn được các chuyên gia đồng hành 1-1 để hỗ trợ quá trình tái hòa nhập cuộc sống.
  • Kết thúc quá trình trị liệu trẻ sẽ học được kỹ năng tự chăm sóc, quản lý cảm xúc của bản thân tránh tình trạng tái bệnh trở lại.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

2. Can thiệp bằng thuốc

Đối với một số trường hợp các chuyên gia, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trầm cảm tuổi học đường. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại tác dụng phụ cho trẻ vì vậy trong quá trình sử dụng người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo chỉ dẫn và yêu cầu chuyên gia.

3. Điều trị tại nhà

Đối với những trường hợp bệnh lý mới xuất hiện hoặc triệu chứng trầm cảm còn nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp can thiệp tại nhà để hỗ trợ con vượt qua bệnh lý tốt hơn.

  • Lên lịch trình nghỉ ngơi xen kẽ với khung giờ học tập của trẻ.
  • Ba mẹ cần tạo môi trường thoáng mát, yên tĩnh để đảm bảo con có thể ngủ đủ giấc.
  • Ba mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi, hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến sẵn.
  • Cho con tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc các hoạt động ngoại khoá.
  • Có phương pháp giáo dục trẻ giai đoạn dậy thì phù hợp.
  • Quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn.

Chứng trầm cảm tuổi học đường đang trở thành một vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường học tập, gia đình ngày càng áp đặt áp lực lên các em nhỏ. Để khắc phục tình trạng này ba mẹ quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời tránh được những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tương lai, sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bạn có thể quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 753 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây