Thứ sáu, 05/07/2024, 20:45

Trầm cảm theo mùa: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Trầm cảm theo mùa là một dạng rối loạn cảm xúc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bằng sự hợp tác và nỗ lực chung, mọi người tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bớt gánh nặng cho cả xã hội.

Trầm cảm theo mùa là gì?

Trầm cảm theo mùa (SAD), là một dạng trầm cảm liên quan đến sự thay đổi theo mùa, thường xảy ra vào mùa thu hoặc mùa đông khi lượng ánh sáng mặt trời giảm.

Trầm cảm theo mùa xảy ra phụ thuộc vào sự thay đổi thời tiết

Chứng trầm cảm này phổ biến hơn ở nhóm tuổi từ 18 đến 30, đặc biệt là nữ giới. Theo thông tin từ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, các triệu chứng của SAD thường bắt đầu từ tháng 11 và gia tăng dần trong những tháng mùa đông, kéo dài cho đến tháng 3 của năm sau. Đặc biệt, điều này thường diễn ra liên tục trong ít nhất hai năm.

Nguyên nhân hình thành trầm cảm theo mùa

Nguyên nhân cụ thể của trầm cảm theo mùa vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố được đề xuất trong việc chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Đồng hồ sinh học: Sự giảm ánh sáng mặt trời vào mùa thu - đông có thể gây ra trầm cảm theo mùa bằng cách làm gián đoạn đồng hồ sinh học trong cơ thể, dẫn đến cảm giác trầm cảm.

  • Mức độ serotonin: Việc giảm serotonin, một chất hóa học ảnh hưởng đến tâm trạng có thể gây ra trầm cảm theo mùa.

  • Mức độ melatonin: Thiếu ánh sáng mặt trời có thể kích thích sản xuất quá nhiều melatonin, gây ra sự phá vỡ cân bằng trong cơ thể và dẫn đến chứng trầm cảm theo mùa.

  • Thiếu vitamin D: Sự thiếu hụt ánh sáng mặt trời và vitamin D có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất serotonin và gây ra các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm này.

  • Di truyền: Những người có người thân gặp phải trầm cảm, rối loạn lo âu thường dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố thời tiết, tạo điều kiện phát triển bệnh.

Nguyên nhân hình thành trầm cảm theo mùa thường phức tạp

Biểu hiện phổ biến của trầm cảm theo mùa

Biểu hiện của trầm cảm theo mùa có độ biến đổi phong phú, phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể sau đây:

Trầm cảm thu - đông:

  • Luôn cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng, không có hứng thú với hoạt động yêu thích trước đây

  • Gặp khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng, cảm thấy buồn ngủ suốt ngày

  • Cảm giác thèm ăn nhiều hơn bình thường, đặc biệt đồ ngọt và có xu hướng tăng cân

  • Thích ở trong nhà, tránh giao tiếp xã hội, dành nhiều thời gian cho việc ngủ

  • Có cảm giác lo lắng, dễ giật mình, hoảng sợ, thường xuyên trong tâm trạng buồn bã và muốn khóc

  • Mất tập trung và ghi nhớ kém, làm việc chậm chạp và kém hiệu quả

Trầm cảm xuân - hè:

  • Có cảm giác mệt mỏi, ủ rũ, cảm thấy cơ thể không thoải mái

  • Dễ trở nên cáu kỉnh, hay tức giận, khó chịu

  • Thường xuyên mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, thức giấc giữa đêm, 

  • Thường không có hứng thú với việc ăn uống và thiếu năng lượng

  • Hạn chế việc ra khỏi nhà, mong muốn ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng

  • Gia tăng ham muốn tình dục

Trầm cảm theo mùa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực gì?

Trầm cảm theo mùa không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn có thể tác động đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.

Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội. Sự buồn chán và mất hứng thú có thể làm giảm việc tương tác với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, gây ra sự cô đơn.

Trong công việc, trầm cảm theo mùa có thể làm giảm hiệu suất làm việc. Việc mệt mỏi và thiếu năng lượng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và chăm chỉ trong công việc hàng ngày.

Đối với việc học, căn bệnh này cũng có thể gây ra khó khăn trong việc tập trung và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Sự giảm sút hiệu suất học tập và cảm giác không tự tin trong bản thân có thể làm mất niềm tin và sự tự tin trong quá trình học.

Hiệu quả công việc giảm sút do trầm cảm theo mùa

Điều trị trầm cảm như thế nào là hiệu quả?

Tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm trầm cảm theo mùa nhưng các chuyên gia đã nghiên cứu ra một số phương pháp nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh sau đây:

1. Hóa dược điều trị

Thuốc chống trầm cảm thường là lựa chọn chính cho việc điều trị trầm cảm theo mùa. Trong số các loại thuốc này, Bupropion XL hiện là loại được FDA phê chuẩn đặc biệt để ngăn ngừa các giai đoạn trầm cảm nặng ở những người mắc SAD. 

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm thường yêu cầu thời gian từ 4 đến 6 tuần để thuốc phát huy hết tác dụng. Quan trọng hơn là phải tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ngay cả khi có cải thiện về tình trạng sức khỏe. Điều này giúp đảm bảo rằng tác dụng của thuốc được duy trì và ngăn ngừa các triệu chứng trở lại.

Các loại thuốc chống trầm cảm khác có thể được sử dụng ngoài chỉ định để điều trị SAD, bao gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) như fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), paroxetine (Paxil) và citalopram (Celexa)

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs) như venlafaxine (Effexor) và duloxetine (Cymbalta)

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị triệu chứng bệnh trầm cảm theo mùa

2. Trị liệu tâm lý

Những yếu tố gây ra SAD thường liên quan đến sinh hóa, tâm trạng và hành vi nhưng nguyên nhân cụ thể vẫn có thể gắn liền với yếu tố tâm lý sâu bên trong. Vì vậy, tâm lý trị liệu được áp dụng nhằm loại bỏ vấn đề này một cách toàn diện. Qua quá trình trị liệu có thể đảm bảo sức khỏe tinh thần tốt nhất cho người bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát vào các mùa sau.

Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp trị liệu phù hợp tùy thuộc vào tình trạng và tiền sử bệnh lý của mỗi bệnh nhân. Hiện nay, trong số các liệu pháp được sử dụng, có liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp nhân văn.

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp thay đổi những suy nghĩ cùng hành vi tiêu cực. Người bệnh có thể hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và tìm cách điều chỉnh chúng, từ đó cải thiện tâm trạng tốt hơn. Mặt khác, liệu pháp nhân văn tập trung vào mối quan hệ giữa người mắc trầm cảm theo mùa và người chăm sóc. Qua đó, bệnh nhân cảm nhận được sự ấm áp, thấu hiểu và chăm sóc từ người khác, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.

NHC Việt Nam là trung tâm uy tín trong trị liệu trầm cảm theo mùa và chăm sóc khách hàng tận tâm

Với một môi trường an toàn và chuyên nghiệp, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đang trải qua trầm cảm theo mùa. Tại đây, chất lượng và sự chăm sóc tận tình không chỉ giúp khách hàng vượt qua khó khăn mà còn tìm lại niềm thăng hoa trong cuộc sống.

Các chuyên gia tâm lý tại Trung tâm không chỉ cung cấp các phương pháp trị liệu chuyên sâu mà còn tạo ra một không gian thoải mái và an toàn cho khách hàng thảo luận và chia sẻ về những vấn đề của bản thân. Sự đồng cảm và hiểu biết từ các chuyên gia tâm lý không chỉ là nguồn động viên mạnh mẽ mà còn là một yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục.

Đội ngũ chuyên gia tại đây được đào tạo bài bản về tâm lý học và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trị liệu SAD. Chuyên gia luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời thường xuyên theo dõi và đánh giá sự tiến triển của khách hàng trong quá trình trị liệu, từ đó điều chỉnh phương pháp và chiến lược cho phù hợp nhất.

NHC Việt Nam cam kết bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng tuyệt đối. Tại đây, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng và thoải mái chia sẻ những vấn đề của mình với các chuyên gia. Môi trường thăm khám, chăm sóc tại Trung tâm được thiết kế giúp khách hàng cảm thấy được chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất trong quá trình trị liệu.

Từ việc đánh giá và chẩn đoán đến việc thiết lập kế hoạch trị liệu cá nhân hóa, mỗi bước đi tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đều được thực hiện với sự tận tâm và chuyên nghiệp. Kết quả là, nhiều khách hàng đã tìm lại niềm tin vào cuộc sống và cảm thấy đầy đủ năng lượng để vượt qua khó khăn mỗi ngày.

Khách hàng luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ các chuyên gia tâm lý tại Trung tâm NHC Việt Nam

Nhờ vào những vai trò trị liệu này, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã giúp nhiều khách hàng vượt qua trầm cảm theo mùa một cách thành công, mang lại sự phục hồi và cải thiện đáng kể cho chất lượng cuộc sống.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

3. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng nhân tạo mô phỏng ánh sáng tự nhiên của mặt trời để tác động lên não bộ, giúp cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và mức năng lượng của người bệnh.

  • Sử dụng hộp đèn: Hộp đèn là thiết bị phát ra ánh sáng trắng sáng, mô phỏng ánh sáng mặt trời. Người bệnh sẽ ngồi trước hộp đèn trong khoảng 30 phút đến 2 giờ mỗi ngày, thường là vào buổi sáng.

  • Sử dụng kính lọc ánh sáng: Kính lọc ánh sáng có thể chặn tia UV có hại từ ánh sáng mặt trời, đồng thời cho phép ánh sáng xanh đi qua. Đây là loại ánh sáng có thể giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

4. Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc kết hợp cả hai, việc thay đổi lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện trầm cảm theo mùa. Sau đây là một số gợi ý hữu ích mà người bệnh có thể áp dụng:

Dành thời gian trò chuyện với bạn bè là cách hiệu quả phòng ngừa trầm cảm theo mùa
  • Dành thời gian ngoài trời mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng sớm

  • Mở rèm cửa để ánh sáng tự nhiên vào nhà

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc

  • Hạn chế sử dụng caffeine và rượu bia

  • Tập yoga, thiền hoặc các bài tập thư giãn khác

  • Dành thời gian cho sở thích cá nhân và các hoạt động vui vẻ khác

  • Trò chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình khi cảm thấy căng thẳng

  • Cố gắng kiên nhẫn, tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống để duy trì tinh thần lạc quan và sức mạnh tinh thần

  • Tránh xa rượu và ma túy bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm

Sự cần thiết của việc điều trị trầm cảm theo mùa sớm và hiệu quả có thể giúp người bệnh tìm kiếm lại sự cân bằng trong tâm trí, trở lại hoạt động hàng ngày một cách tích cực và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 749 | lượt tải:49
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây