Thứ năm, 04/07/2024, 13:13

Mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách chữa

Mất ngủ tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và học tập của các em. Vì vậy, việc nhận biết và chữa trị mất ngủ ở giai đoạn này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên, mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển và thành công trong tương lai.

Tổng quan mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mất ngủ là hiện tượng phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Đây là thời kỳ mà cơ thể trải qua nhiều biến đổi nội tiết và tâm lý, dẫn đến sự không ổn định trong giấc ngủ.

Cụ thể hơn nó đã ảnh hưởng khoảng 20 - 30% thanh thiếu niên. Đồng thời tình trạng này còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các em.

Mất ngủ là tình trạng thường thấy ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì

Nguyên nhân làm mất ngủ ở tuổi dậy thì

Dường như bệnh mất ngủ, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, đang trở nên phổ biến ở thế hệ trẻ hơn so với trước. Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ ở tuổi này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi dậy thì, cơ thể chịu sự biến đổi mạnh mẽ về nội tiết tố như tăng testosterone và estrogen. Những biến đổi này có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương gây rối loạn giấc ngủ, khó ngủ và giấc ngủ không sâu.

  • Áp lực học tập và tâm lý: Áp lực học tập, kỳ vọng của gia đình và nhà trường, lo lắng về thành tích, kỳ thi cũng như tương lai có thể gây ra mất ngủ ở tuổi dậy thì.

  • Sử dụng thiết bị điện tử quá mức: Ánh sáng xanh từ các thiết bị như điện thoại di động, máy tính và TV có thể làm giảm sản xuất melatonin - hormone quan trọng điều chỉnh giấc ngủ.

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thức khuya học bài, ngủ muộn, thói quen sử dụng caffeine và đồ uống có gas, cùng với việc ăn uống nhanh gần giờ ngủ đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.

  • Môi trường ngủ không thuận lợi: Phòng ngủ không đủ sáng, quá nhiều tiếng ồn hoặc quá nóng có thể làm cản trở giấc ngủ.

  • Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, thiếu máu cũng như các vấn đề về hô hấp và tim mạch làm tăng nguy cơ mất ngủ ở tuổi dậy thì.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ là nguyên nhân gây ra mất ngủ hàng đầu

Dấu hiệu thường thấy khi mất ngủ ở tuổi dậy thì

Chứng mất ngủ ở tuổi dậy có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau sau đây:

  • Có cảm giác khó chìm vào giấc ngủ kể cả khi đã nằm xuống

  • Mất nhiều thời gian để thư giãn và ngủ thiếp đi

  • Thường xuyên bị đánh thức giữa đêm

  • Gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ sau khi thức dậy

  • Ngủ không sâu, có cảm giác giật mình khi ngủ

  • Cảm thấy không có đủ năng lượng sau khi ngủ dậy

  • Buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và mất tập trung

  • Dễ trở nên cáu kỉnh và bực bội

  • Gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ thông tin

  • Giảm khả năng sáng tạo và tư duy

  • Cảm thấy mờ mắt và có quầng thâm dưới mắt

  • Đau đầu và đau nhức cơ thể

  • Thay đổi cân nặng bất thường và mất cảm giác thèm ăn

Ảnh hưởng mà mất ngủ ở tuổi dậy thì đem đến

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và học tập của thanh thiếu niên. Các ảnh hưởng đó cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến tinh thần:

  • Mất ngủ có thể khiến thanh thiếu niên dễ rơi vào căng thẳng và lo âu, làm cho tâm trạng thất thường

  • Khả năng kiểm soát cảm xúc giảm khi thiếu ngủ, dẫn đến tình trạng cáu kỉnh và bực bội thường xuyên

  • Mất ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm ở thanh thiếu niên, khiến các em cảm thấy mất hứng thú và không còn vui vẻ nữa

Ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Người bệnh không thể nghỉ ngơi đủ cần thiết do thiếu ngủ, gây ra mệt mỏi và thiếu năng lượng hàng ngày.

  • Hệ miễn dịch suy yếu do thiếu ngủ khiến thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh tật khác.

  • Tình trạng mất ngủ còn ảnh hưởng đến cân nặng và hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề như béo phì, tiêu chảy hoặc táo bón

Sức khỏe của trẻ dễ dàng suy yếu do tình trạng mất ngủ

Ảnh hưởng đến học tập:

  • Giảm khả năng học tập và kết quả yếu kém do khó tập trung và ghi nhớ thông tin là hậu quả của thiếu ngủ

  • Buồn ngủ vào ban ngày làm cho việc ngủ gật trong giờ học trở nên phổ biến hơn và gây ảnh hưởng đến hiệu suất học tập

  • Thiếu ngủ khiến thanh thiếu niên thiếu năng lượng, dẫn đến sự suy giảm sáng tạo và tư duy logic.

Chữa khỏi mất ngủ ở tuổi dậy thì như thế nào?

Để kiểm soát bệnh lý, bệnh nhân có thể cân nhắc kết hợp nhiều phương pháp như thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thảo dược, thực hiện trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc Tây dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc đối phó với mất ngủ ở tuổi dậy thì:

  • Để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt

  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và thức uống có gas, để tránh gây ra rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến giấc ngủ

  • Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ và hãy đảm bảo uống đủ nước cả ngày dài để cơ thể không bị mất nước và giữ được sức khỏe tốt

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ ở tuổi dậy thì có giấc được ngủ ngon hơn

2. Xây dựng thói quen ngủ tốt

Ngủ đủ giấc giúp tỉnh táo, tập trung, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, nhiều trẻ em ở độ tuổi dậy thì đang gặp phải tình trạng mất ngủ. Sau đây là một số cách để xây dựng thói quen ngủ tốt giúp lấy lại giấc ngủ ngon:

  • Thực hiện việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày, bao gồm cả cuối tuần, để giữ cho cơ thể duy trì được một chu trình ngủ đều đặn

  • Tạo một môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và mát mẻ để tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ

  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất melatonin, hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ

  • Thực hiện thói quen tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập quá gần giờ ngủ để tránh kích thích cơ thể và khó ngủ sau đó

  • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tắm nước ấm để giúp cơ thể và tâm trí thư giãn

Có thể cho trẻ thư giãn bằng cách đọc sách trước khi ngủ

3. Trị liệu tâm lý

Áp dụng tâm lý trị liệu để chữa mất ngủ ở tuổi dậy thì là một phương pháp hiệu quả và tự nhiên. Trong số các phương pháp này, trị liệu nhận thức hành vi mất ngủ (CBT - I) đóng vai trò quan trọng. CBT - I giúp người bệnh tạo ra không gian ngủ thuận lợi. Các kỹ thuật thư giãn và quản lý căng thẳng được trong CBT - I cũng giúp giảm bớt lo âu và căng thẳng, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn và không bị gián đoạn.

Trị liệu CBT - I không chỉ giải quyết triệt để tình trạng mất ngủ tại thời điểm hiện tại, mà còn giúp người bệnh học được những kỹ năng tự quản lý và duy trì giấc ngủ lành mạnh trong tương lai. 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là đơn vị uy tín có thể cung cấp giải pháp hiệu quả cho khách hàng mắc bệnh mất ngủ ở tuổi dậy thì thông qua các phương pháp trị liệu tâm lý ưu việt.

Phương pháp trị liệu tâm lý tại NHC Việt Nam giúp khách hàng phục hồi giấc ngủ ngon tự nhiên

Với phương pháp trị liệu tâm lý độc quyền, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cam kết giúp khách hàng không chỉ khắc phục chứng mất ngủ mà còn không cần phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thay vào đó, thông qua các buổi tham vấn và trị liệu tâm lý, chuyên gia sẽ giúp khách hàng tìm lại giấc ngủ tự nhiên và bình phục sức khỏe một cách toàn diện.

Phương pháp trị liệu tâm lý của Trung tâm được xây dựng dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học nhiều năm bởi các chuyên gia tâm lý hàng đầu. Điều này đảm bảo rằng quy trình trị liệu được áp dụng có hiệu quả cao và được tùy chỉnh phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Đội ngũ chuyên gia tâm lý sẽ đồng hành, hướng dẫn khách hàng cách thức giải quyết những mâu thuẫn, gỡ bỏ nút thắt trong các mối quan hệ và cải thiện tình trạng mất ngủ. Đồng thời sẽ đánh thức tiềm năng tiềm năng bên trong giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề một cách triệt để. Nhờ vậy, khách hàng sẽ có được giấc ngủ sâu và thức dậy với tinh thần tràn đầy năng lượng.

Sự hiệu quả của phương pháp trị liệu tâm lý tại NHC Việt Nam đã được giới khoa học trên toàn thế giới công nhận và ủng hộ, đặc biệt là trong lĩnh vực trị liệu chứng mất ngủ. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và đã mang lại kết quả tích cực cho hàng ngàn khách hàng khác nhau.

Kết quả từ các thử nghiệm khoa học cũng đã chứng minh sức mạnh của phương pháp trị liệu tâm lý tại đây. Với hơn 400 khách hàng mắc bệnh mất ngủ sau khi được can thiệp bởi phương pháp này đã có thể nhanh chóng tìm lại giấc ngủ tự nhiên, khôi phục sức khỏe và trí tuệ, từ đó trở lại cuộc sống hàng ngày với tinh thần sảng khoái và minh mẫn.

NHC Việt Nam cam kết mang đến hiệu quả điều trị cao, giúp khách hàng hoàn toàn thoát khỏi tình trạng mất ngủ. Sau quá trình trị liệu, khách hàng nhỏ tuổi có thể ngủ ngon tự nhiên, phục hồi sức khỏe và tinh thần, từ đó hoạt động học tập và vui chơi một cách hiệu quả.

Thanh thiếu niên cải thiện tốt chứng mất ngủ dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của chuyên gia tâm lý

Với đội ngũ chuyên gia tâm lý dày dặn kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên hành trình tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe tinh thần.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

4. Sử dụng thuốc 

Thuốc ngủ có thể được sử dụng tạm thời dưới sự giám sát của bác sĩ, nhưng cần phải chú ý không sử dụng lâu dài để tránh tạo ra sự phụ thuộc và các vấn đề liên quan. Thuốc ngủ như phenobarbital và diphenylhydramine có thể giúp mọi người dễ ngủ hơn trong thời gian ngắn hạn.

Bên cạnh đó Melatonin là một loại hormone tự nhiên được sản xuất trong cơ thể để điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức. Người bệnh có thể mua melatonin dưới dạng viên nang bổ sung để giúp dễ ngủ hơn.

5. Mẹo dân gian với thảo mộc tự nhiên

Một số loại thảo mộc sau đây có thể giúp cải thiện giấc ngủ ở tuổi dậy thì:

Thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả cao cho giấc ngủ ngon
  • Hoa cúc la Mã được biết đến với đặc tính chống lo âu và an thần, giúp thư giãn cơ thể, tâm trí, dễ ngủ. Người bệnh có thể pha trà hoa cúc la Mã và uống trước khi đi ngủ hoặc thêm vài giọt tinh dầu hoa cúc la Mã vào nước tắm để giúp cơ thể sẵn sàng cho giấc ngủ tốt hơn.

  • Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương bằng cách ngửi trực tiếp, xông hơi hoặc đặt một túi hoa oải hương khô dưới gối giúp dễ dàng hơn trong việc tạo ra giấc ngủ ngon.

  • Uống trà lang nữ (valerian) hoặc sử dụng viên nang bổ sung để tận hưởng lợi ích trong việc làm dịu tâm trạng và chuẩn bị cho giấc ngủ đêm ngon hơn.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì không chỉ là một vấn đề tạm thời mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ gia đình, trường học và cộng đồng. Do đó, giải quyết tình trạng này không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề của toàn xã hội, việc nắm bắt và xử lý đúng cách sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của các em trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết

1148/SYT-NV

Phúc đáp xin chủ trương mua thuốc gây mê phục vụ cấp cứu và điều trị

Thời gian đăng: 08/04/2023

lượt xem: 744 | lượt tải:48
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây